Đó là trạng thái bình thản khi đối diện với những cảm xúc khó, bối cảnh áp lực. Trung dung, hay điềm đạm có thể rèn luyện. Bạn hãy thử 3 tips nhỏ sau đây nhé.
Tip 1: Hãy trải nghiệm cảm xúc khó, nhưng không trở thành nó.
Ví dụ bạn gặp một cảm xúc khó là giận dữ. Hãy thử nghĩ về nó:
- Cách suy nghĩ cũ: Tôi đang giận.
- Cách suy nghĩ mới: Tôi nhận thấy một cơn giận trong tôi, và tôi đang trải nghiệm nó.
Với cách suy nghĩ cũ, bạn chính là cơn giận, cơn giận chiếm lấy bạn.
Còn với cách suy nghĩ mới, bạn chỉ đơn giản là trải nghiệm cơn giận diễn ra trong cơ thể mình, như trải nghiệm một cơn nóng từ nắng mùa hè chiếu lên làn da mình. Để nó đến và đi, một cách tự nhiên.
Tip 2: Tạo khoảng lặng.
Chúng ta hầu như đều biết đến câu nói nổi tiếng của Victor Frankl:” Luôn có một khoảng lặng giữa kích thích (từ môi trường) và phản ứng (của chúng ta). Đó là khoảng lặng cho phép chúng ta Tự Do Lựa Chọn cách chúng ta phản ứng. Những lựa chọn này ảnh rất lớn đến sự trưởng thành, hạnh phúc của chúng ta.”
Mỗi lần gặp cảm xúc khó, hãy cố gắng tạo ra khoảng lặng đó; để tâm trí chú tâm lựa chọn cách phản ứng hợp lý nhất.
Thực tế chứng minh rằng, người rèn luyện sự chú tâm càng thường xuyên sẽ có khoảng lặng đó càng dài. Có thể rèn luyện chú tâm thông qua các phương pháp tập thở, thiền đơn giản mỗi ngày.
Tip 3: Giữ sự kết nối.
Để có một đời sống tinh thần khỏe mạnh, con người cần tới 3 sự kết nối.
- Kết nối xã hội: giữa người với người, đơn giản là trò chuyện kết nối với những người thân yêu.
- Kết nối với thiên nhiên: Việc thả mình giữa thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, trời mây, sông nước, côn trùng, thú cưng… giúp chúng ta rất nhiều trong việc duy trì trạng thái tinh thần thanh thản.
- Kết nối quan trọng nhất: Kết nối với bản thân. Cái quan trọng nhất, lại là cái chúng ta ít để tâm đến nhất. Kết nối với bản thân thông qua các câu hỏi tự vấn: đâu là điều quan trọng với mình, đâu là điều mình yêu thích, tại sao mình lại có cảm xúc này… Việc thường xuyên kết nối với bản thân mỗi ngày sẽ giúp chúng ta vững vàng từ bên trong.