Ngày trước, mỗi khi gặp phải một lỗi lầm, điều không như ý, mình sẽ có một số xu hướng như thế này:
Tự trách mình.
Tìm cách né tránh, không nói về lỗi lầm đó.
Gạt lỗi lầm đó sang một bên kiểu cứ bơ nó đi
Hỏi vài người bạn thì cũng cùng câu trả lời tương tự.
Giờ ngẫm lại ba cách trên, hẳn không phải là cách đối xử tử tế với bản thân.
Hiểu đơn giản lỗi lầm như một bãi rác đang nằm giữa nhà, dù bạn có đi né nó, đẩy nó sang một bên, tạm quên nó đi thì bác rãi vẫn còn đó thôi. Lâu ngày nói còn bốc mùi, khủng khiếp hơn. Bạn lúc nào cũng phải né tránh, vấn đề thì vẫn còn nguyên.
Vậy phải làm gì mới là tử tế với bản thân? Chuyện còn đơn giản hơn: Hãy dọn rác.
Đó là cách đối xử tử tế với bản thân, chỉ cần nhìn vào đống rác - nhìn vào lỗi lầm kia một cách khách quan, tử tế, tò mò
- Thừa nhận bản thân mình đã sai, còn thiếu kinh nghiệm.
- Bao dung cho bản thân: Ừ thì đúng là mình đã sai, thì giờ mình tìm cách sửa; thiếu kỹ năng gì mình bù cái đó.
- Cho bản thân cơ hội sửa sai và tốt hơn: Lần sau chắc chắn mình sẽ làm tốt hơn, thử lại nào.
Từ “self compassion” hiểu theo các này nghĩa là bạn tử tế và thấu hiểu bản thân khi đối mặt với những thất bại của chính bạn. Đừng phán xét và chỉ trích bản thân kịch liệt vì những thiếu hụt hay khuyết điểm; mà thay vào đó hãy chấp nhận, bao dung và cho bản thân cơ hội sửa sai, làm tốt hơn.
Hầu hết các bản dịch “self compassion” là “Tự từ bi - Từ bi với bản thân”, nhưng tại sao chúng ta không gọi nó là “tử tế với bản thân” nhỉ?