Những sáng trong veo - Think & Share - Quyển 1
Share
Explore
Những sáng trong veo - Think & Share - Quyển 1
Góc nhìn

Tìm hướng chính Bắc

Huffington, nữ sáng lập của tờ Huffington Post từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 100 người ảnh hưởng nhất thế kỷ 21. Vào năm 2007, bà trải qua một cú ngã thực sự theo nghĩa đen, khi ngã bất tỉnh trong phòng làm việc của mình vì kiệt sức trong công việc.
Cú ngã khiến bà tự hỏi: Có phải thành công là như thế này? Đây có phải là cuộc đời mình mong muốn?
Đó là một bước ngoặt lớn, từ đó Huffington thường nói về khái niệm “Thước Đo Thứ Ba” (Third Metric). Bà cho rằng chúng ta cần định nghĩa lại về thành công, bên cạnh những thước đo truyền thống như Vật Chất - Địa vị, được công nhận; thì Well-being - sự khoẻ mạnh, bình an và có một cuộc đời ý nghĩa chính là thước đo thứ ba cho một cuộc đời trọn vẹn.
Hãy quan tâm đến sức khoẻ, kiến thức, hạnh phúc và sự cho đi.
Đó là ví dụ để chúng ta hiểu một người tìm ra hướng chính Bắc của mình như thế nào.
“Hãy tự biết mình” là lời khuyên đã có từ ngàn năm nay được khắc trên đền thờ Delphi, Hy Lạp, thế kỷ VI trước công nguyên.
Câu nói tưởng như đơn giản này lại là nền tảng để chúng ta định hình nên cuộc đời mình.
Bill George đã truyền tải ý tưởng này qua khái niệm Chính Bắc (True North) trong cuốn sách của mình.
Chính Bắc thể hiện cho chiếc la bàn nội tâm của bạn, nó xuất phát từ các hệ giá trị, những gì mà chúng ta tin tưởng sâu sắc.
Hiểu đơn giản, bạn cần hiểu rõ mình là ai ở mức độ sâu sắc nhất qua những câu hỏi: mình là ai, đâu là ý nghĩa của cuộc đời mình, mình tồn tại vì điều gì?
Nghe có vẻ viển vông, nhưng đó chính là sự tự nhận thức về bản thân (self awareness), từ đó bạn chấp nhận bản thân và tự tin thể hiện bản thân để phát triển và thành công.
Cuối cùng, để làm được tất cả những việc này, bạn cần trả lời trước một câu hỏi nền tảng: Rốt cuộc thì mình là ai, đâu là những ý nghĩa thực sự với cuộc đời mình.
Trả lời được, đó cũng là lúc bạn tìm ra hướng chính Bắc của cuộc đời mình.

Share
 
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.