Gallery
Những sáng trong veo - Think & Share - Quyển 1
Share
Explore
Những sáng trong veo - Think & Share - Quyển 1
Vài chuyện giản dị

Khiêm nhường

Chúng ta về cơ bản hoàn toàn nằm trong sự liên đới với mọi người.
Không ai có thể một mình làm nên chuyện. Hiểu được thực tế này đánh thức một cảm giác khiêm nhường lành mạnh. Và với sự khiêm nhường đó, cảm giác biết ơn đối với những người đã đóng góp cho thành công của mình sẽ đến một cách tự nhiên. (1)

Nó làm chúng ta biết ghi nhận và chú ý đến người khác, điều này làm tăng tính liên đến và gắn kết mọi người.

Hồi bé, chúng ta thường được dạy khiêm nhường là người ta khen gì mình cũng không nhận nhưng thực ra không hẳn vậy.

Khiêm nhường không phải là dáng vẻ tỏ ra như vậy; mà là khi bên trong bạn kiểm soát được cái tôi cá nhân, luôn đặt mục tiêu đúng đắn của tổ chức, của nhóm lên trên mục tiêu cá nhân.

Nói cách khác, người khiêm nhường sẽ hiểu “Cái gì đúng, quan trọng hơn ai đúng” và từ đó sẵn sàng bỏ qua cái tôi cá nhân để lắng nghe người khác.

Có một nghịch lý là người khiêm nhường lại là người rất can đảm:
- Can đảm 1: Sẵn sàng thừa nhận mình sai, để lắng nghe người khác.
- Can đảm 2: Sẵn sàng tranh luận đến cùng để bảo vệ cái đúng, nhưng một cách rất khiêm nhường.

Câu nói khiêm nhường nhất và đầu tiên xuất hiện, có lẽ là câu nói của Platon “I know that i know nothing” - Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả.

Người Nhật cũng bảo nhau “Lúa chín là lúa cúi đầu.”

Bản chất của khiêm nhường, nếu hiểu theo cách này là tôn trọng sự thật, tôn trọng những điều đúng đắn.

Khiêm nhường, ở một góc độ nào đó là mẹ của mọi đức hạnh khác trên đời.

(1) Trích từ cuốn sách “The Mind of Leader" (Tâm Thức Lãnh Đạo) - tác giả Rasmus Hougaard, Jacqueline Carter
Những bài viết khác
Share
 
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.