Skip to content
Suachobe
More
Share
Explore

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi bố mẹ nên biết

Chắc có nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc rằng, không biết bé 3 tháng tuổi biết làm gì hay chưa? Trong thực tế thì trẻ đã có thể ghi nhớ khuôn mặt của mẹ và người thân để phân biệt với người lạ.

1. Sự phát triển của em bé 3 tháng

Khi trẻ đã đạt đến cột mốc 3 tháng tuổi, bé đã dần có những sự phát triển vượt bậc so với lúc mới sinh ra.

1.1. Về cơ thể

Khi em bé đã được 3 tháng, các trẻ đã bắt đầu có những biểu hiện của sự phát triển về mặt cơ thể, như sau:
Bé đã bắt đầu biết mút tay. Hành động mút tay giúp các bé trấn an tinh thần cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy đói, cần được bú mẹ.
Bé đã có thể cầm nắm một cách nhẹ nhàng. Đó có thể là một món đồ nhỏ trong lòng bàn tay, hoặc cầm ngón tay của bố mẹ.
Trẻ đã dần biết được những ai hay chăm sóc mình và tỏ ra thoải mái, vui vẻ, cười nhiều hơn với người đó.
Em bé bắt đầu ngẩng đầu lên nhiều hơn để có thể nhìn mọi thứ xung quanh. Trong trường hợp bé đang nằm sấp, bé có thể tự mình nâng đầu lên bằng cách chống tay.
Một số trẻ 3 tháng tuổi cứng cáp hơn có thể ngồi nếu như có sự trợ giúp từ bố mẹ.

1.2. Về sức khỏe

Cơ thể của em bé 3 tháng tuổi đã có sự phát triển về cân nặng cũng như chiều cao.
Trẻ đã có thể nghe ngóng xung quanh, hay chú ý đến những âm thanh lớn, thậm chí bé còn có thể làm theo một số tiếng động thay cho lời nói.
Bé bắt đầu đảo mắt để nhìn xung quanh liên tục, khi này thị giác của trẻ đã có sự phát triển vượt bậc, nhận biết màu sắc tốt hơn.
Một số em bé 3 tháng tuổi có thể đã mọc răng sớm, xuất hiện một vài chiếc răng sữa đầu tiên.
be-3-thang-tuoi-biet-lam-gi.jpg

1.3. Về dinh dưỡng

Em bé 3 tháng tuổi khi bú mẹ sẽ trở nên thành thạo và tốt hơn so với giai đoạn mới chào đời. Lúc này việc bé cáu kỉnh, khó chịu hay có bất kỳ thái độ nào sẽ được thể hiện rõ rệt, giúp bố mẹ có thể nắm bắt và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ dài hơn so với thời kỳ đầu khi mới sinh ra. Vì thế các mẹ cần đảm bảo bé được bú no trước khi đi ngủ để khiến trẻ có giấc ngủ sâu, không thức giấc giữa đêm vì đói.
>>> Dành riêng cho bạn:

2. Em bé 3 tháng tuổi biết làm gì?

Với sự phát triển vượt bậc so với 2 tháng trước đó, trẻ 3 tháng tuổi đã có thể làm được nhiều thứ mà bố mẹ không ngờ đến.

2.1. Bắt đầu biết chờ đợi

Trẻ sẽ không quấy khóc bạn ngay khi bé bị đói bụng như 2 tháng đầu đời. Khi được 3 tháng tuổi, bé sẽ “kiên nhẫn” nằm hoặc chơi một lúc để chờ đến lúc được ăn. Có những trẻ còn biết nói ê a với mẹ trong lúc ăn hoặc bú chậm rãi từng chút một.

2.2. Biết phân biệt các khuôn mặt khác nhau

Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Michael Lewis thuộc Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey chỉ ra rằng: Bé 3 tháng tuổi biết ghi nhớ khuôn mặt người và có khả năng phân biệt được nét khác nhau giữa khuôn mặt của người với những khuôn mặt kỳ lạ như mặt quỷ chỉ có một mắt.
Thêm vào đó, bé có thể nhận ra giữa gương mặt của người lạ và người thân. Đặc biệt đối với những gì quen thuộc như gương mặt của mẹ, em bé có thể phân biệt được rất rõ ràng. Trí não của trẻ tại thời điểm này có những phát triển cụ thể.
be-3-thang-tuoi-biet-lam-gi-2.jpg
Trẻ 3 tháng tuổi có những thay đổi rõ ràng so với lúc mới chào đời.

2.3. Biết ghi nhớ

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì mà khiến bố mẹ bất ngờ? Đó chính là việc bé có thể nhớ được bố mẹ, người thân trong nhà cũng như một vài vật dụng quen thuộc với mình như là bình sữa, đồ chơi hoặc chiếc quạt trên trần nhà…
Ngoài ra, trẻ không còn hứng thú chỉ với một món đồ nào đó như khi mới sinh ra mà trẻ sẽ cố gắng ngắm nhìn thế giới tươi đẹp xung quanh nhiều hơn. Hơn nữa, em bé biết thể hiện thái độ, cảm xúc như vui, huơ chân tay khi thấy bình sữa hoặc bập bõm nói khi gặp mẹ.

2.4. Trí não phát triển hơn

Các nghiên cứu khoa học cho thấy sự thay đổi não rõ rệt hơn khi trẻ bắt đầu được 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, các nếp nhăn trên vỏ não của bé đã phát triển khá hoàn thiện như của người lớn, sự cân đối của các thành phần hóa học và cấu trúc tế bào não cũng dần có sự khác biệt.
be-3-thang-tuoi-biet-lam-gi-3.jpg
Các mẹ có thể thấy bé con của mình nghịch ngợm hơn một chút khi đã bước vào tháng thứ 3.
Bên cạnh đó, những phản xạ bản năng biến mất ở bé 3 tháng tuổi, thay vào đó sẽ là những hành động với, cầm nắm, đạp chân… Điều này cho thấy não của bé con đã có thể điều khiển các hệ cơ tốt hơn.

2.5. Chức năng vận động được tăng cường

Ngoài những việc vừa nêu, em bé 3 tháng tuổi còn có thể làm gì nữa? Trong thời gian này, khung xương của bé phát triển tương đối khỏe và dần dần trở nên cứng cáp hơn. Khi nằm sấp, bé sẽ dùng sự hỗ trợ của tay để tự đẩy người trồi lên một chút, còn đầu thì ngẩng lên. Bé con cũng sẽ nghịch hơn, đá chân, vung tay liên tục mỗi khi hứng thú với điều gì đó.
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy bé đã bắt đầu biết cách kết hợp hoạt động của cả mắt và tay. Trong lúc mắt bé đang mải mê ngắm nhìn những đồ chơi đầy màu sắc thì đồng thời tay của bé có thể nắm, mở hoặc cầm lấy một đồ chơi nhỏ.

2.6. Bắt đầu biết giao tiếp

Các trẻ sẽ cố gắng tương tác hơn theo đa dạng cách có thể là bằng ánh mắt, hành động hay lời nói. Bé con sẽ thể hiện sự hứng thú hay ý muốn của mình với những tiếng "ô, a" liên tục và trẻ còn bật cười ra tiếng với bất cứ điều gì khiến bé con thấy thú vị.
Hãy trò chuyện, chơi đùa cùng bé nhiều hơn vì đây chính là giai đoạn phát triển quan trọng. Chỉ với những câu nói đơn giản, bình thường giữa mẹ và bé như "Đã đến giờ ăn rồi" hoặc những câu hỏi như "Hôm nay con yêu của mẹ có gì vui thế?"... sẽ giúp bé gia tăng khả năng lắng nghe và quan sát khi nhìn thấy biểu cảm tràn đầy yêu thương trên gương mặt của mẹ.

2.7. Bé 3 tháng tuổi biết lật chưa?

Dân gian ta có câu: “Ba tháng biết lẫy, Bảy tháng biết bò, Chín tháng lò dò biết đi”. Đây chính là câu khẳng định rằng em bé 3 tháng tuổi đã có thể tự lật người được rồi.
be-3-thang-tuoi-biet-lam-gi-4.jpg
>>> Tìm đọc thêm:

3. Cách dạy em bé 3 tháng tuổi thông minh và phát triển toàn diện

Nếu như bạn muốn em bé 3 tháng tuổi của mình có thể phát triển toàn diện và thông minh nhất, tham khảo những lưu ý sau đây sẽ phần nào giúp cho bạn trong quá trình chăm sóc cho con.

3.1. Gọi tên con

Để tăng thêm sự gần gũi, kết nối giữa bố mẹ và con, hãy gọi tên bé con một cách thường xuyên trong sinh hoạt mỗi ngày như ăn uống, chơi đùa, tắm rửa,... Đồng thời dùng các tông giọng khác nhau để khiến bé cảm thấy hứng thú hơn.

3.2. Hỗ trợ gia tăng sức mạnh vùng cổ và lưng

Bé 3 tháng tuổi cơ thể đã có sự cứng cáp nhất định, dù vẫn chưa thể lật mình hoặc tự ngồi được, thế nhưng trẻ cần sự hỗ trợ của bố mẹ để có thể giúp phát huy sức mạnh vùng lưng và cổ của mình.
Hãy để bé vào trong lòng, áp phần lưng của bé con dựa sát vào người bố mẹ để trợ lực. Bố mẹ cần phải gọi tên con và giao tiếp liên tục để tăng thêm sự chú ý cho bé.

3.3. Tập chơi đồ chơi cho bé

Bố mẹ hãy tập cho bé con chơi các loại đồ chơi, bằng cách để chúng vào lòng bàn tay của bé con. Hoặc bố mẹ có thể cho bé tự mình với tay ra để lấy các món đồ chơi nhiều màu sắc mà bé thích thú.

3.4. Tập nằm sấp

Bố mẹ hãy để cho trẻ nằm sấp và đặt một vài đồ vật, đồ chơi đầy màu sắc trước mặt của bé. Hãy nằm ngay trước mặt trẻ và gọi tên trẻ, cổ vũ con trườn tới để với lấy đồ chơi. Hành động này sẽ làm cho cơ thể của con trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

3.5. Theo dõi vận động của con

Hãy theo dõi các chuyển động của trẻ trong khi bé nằm sấp hoặc vui chơi. Để từ đó bố mẹ có thể biết được trẻ có cảm thấy hứng thú với những món đồ đó hay không, hay là con muốn làm điều gì khác. Nhờ vậy mà bố mẹ có thể thay đổi thích hợp với sự phát triển của bé.

4. Lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi?

Một vài điểm mà bố mẹ cần nắm rõ để có thể chăm sóc cho con tốt hơn:
Luôn đảm bảo cho con bú sữa mẹ đầy đủ, bởi vì đây vẫn là nguồn thực phẩm quan trọng trong thời gian đầu đời của bé.
Thường xuyên nói chuyện và gọi tên bé để giúp phát huy khả năng phản xạ, giao tiếp, giúp cho trí não của bé con phát triển.
Nên cho bé ra ngoài nhiều hơn để giúp bé không thấy lạ lẫm với môi trường xung quanh.
Các mẹ cần giữ gìn sức khỏe, bồi bổ cơ thể với nhiều thực phẩm dinh dưỡng thì mới có được nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng, đủ sức khỏe để chăm sóc cho trẻ.
Luôn đảm bảo cho bé được an toàn mọi lúc, mọi nơi. Lưu ý đừng để trẻ nghịch những đồ vật nguy hiểm, sắc nhọn hoặc có khả năng gây hại.

>>> Xem thêm:
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.