icon picker
Cao Thanh Quản Là Gì?

Bạn muốn giải quyết các vấn đề nào khi học hát ? (Click vào từng mục để đi đến bài tập cải thiện)
Thiếu cảm xúc
Cao độ
Nhịp phách
Hơi thở
Phát âm
Gặp vấn đề khác
(liên hệ ngay để được ADAM MUZIC tư vấn miễn phí)
Thuật ngữ trong bài viết
0
Nếu bạn là người yêu ca hát chắc bạn không ít lần nghe nói tới khái niệm cao thanh quản (high larynx).
Hôm nay ADAM MUZIC sẽ cùng bạn làm sáng tỏ thuật ngữ này nhé. Đây không hẳn đã là một lỗi sai khi hát mà trên thực tế, đây chính là quá trình hoạt động của các cơ (muscles) xung quanh thanh quản (larynx) khi hát đặc biệt là với các nốt cao hoặc khi hát với lực hát mạnh.
ad.jpg

1. Cao thanh quản là gì ?

Có rất nhiều yếu tố trong chất giọng của người hát được dựa vào để phân loại các giọng hát khác nhau, gồm có âm vực (vocal range), độ nặng của giọng (vocal weight), âm cữ (tessitura), âm sắc (vocal timbre), điểm chuyển giọng (passaggio) hay khoảng âm (voice register).
Phân loại giọng hát giúp cho nhà soạn nhạc, ca sĩ và người nghe phân biệt được đặc tính và các vai trò liên quan của giọng hát. Ví dụ: chất giọng của ca sĩ hợp xướng được xác định dựa trên âm vực của họ trong khi chất giọng của ca sĩ hát đơn được đánh giá dựa trên âm cữ – là nơi mà giọng hát của họ cảm giác thoải mái nhất trong phần lớn thời gian biểu diễn.

2. Làm sao để biết rằng bạn cũng đang gặp phải tình trạng này?

Rất dễ, bạn chỉ cần đặt tay vào vị trí cổ họng khi hát và cảm nhận xem mỗi lần hát lên nốt cao hoặc hát mạnh, thanh đới của bạn có di chuyển dần lên phía trên hay không. Nếu trong quá trình hát bạn cảm thấy phần cổ họng của mình căng cứng hơn, nổi nhiều gân, cảm thấy mệt khi hát, thanh quản di chuyển lên trên nhiều hơn.
CAO-THANH-QUAN-ADAM-MUZIC-2-1008x567.jpg
Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng tương tự như trên thì có vẻ như bạn đang gặp khó khăn về giọng hát, trong trường hợp này là thanh quản di chuyển lên cao nhiều quá.
Bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi trên thực tế, đa phần tất cả mọi người khi hát lên nốt cao hoặc khi dùng lực mạnh đều có tình trạng tương tự. Trừ một số ít những người đã học qua những khóa học thanh nhạc có thể kiểm soát tốt hơn giọng hát của mình và tránh được việc bị cao thanh quản.
Sẽ có một số bạn thắc mắc: “Thanh quản đi lên trên thì mới thay đổi được cao độ mà?”. Điều này đúng một phần, nhưng vẫn có một cách khác để thay đổi cao độ, đó là khi bạn hát lên cao, thanh quản đẩy lên để một phần nào đó khiến hai dây thanh đới ép lại nên có thể hát nốt cao.
Tuy nhiên, sự “ép” này không thật sự thoải mái cho giọng hát. Thay vào đó, bạn có thể tập luyện cho các dây thanh đới có thói quen tự đóng dần lại mà không bị tác động bởi hướng đi lên của thanh quản và sự ép của các cơ quanh cổ. Cách này khá đơn giản và mình sẽ hướng dẫn ở phần dưới của bài viết này.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần cố gắng tập nói chuyện, hát nhẹ lại ở một cường độ vừa phải, càng nhẹ càng tốt để đảm bảo rằng thanh quản, các cơ cổ của mình không bị căng quá và thanh quản bị nén, đẩy về phía trên gây khó khăn khi hát.
Bạn cũng có thể đặt bàn tay của mình nhẹ lên cổ để cảm nhận sự di chuyển của Thanh quản, cố gắng kiểm soát bàn tay của mình sao cho vùng cổ không bị nén và không di chuyển về phía trên trong quá trình tập hát.

3. Phương pháp luyện tập như thế nào ?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần cố gắng tập nói chuyện, hát nhẹ lại ở một cường độ vừa phải, càng nhẹ càng tốt để đảm bảo rằng thanh quản, các cơ cổ của mình không bị căng quá và thanh quản bị nén, đẩy về phía trên gây khó khăn khi hát. Bạn cũng có thể đặt bàn tay của mình nhẹ lên cổ để cảm nhận sự di chuyển của thanh quản, cố gắng kiểm soát bàn tay của mình sao cho vùng cổ không bị nén và không di chuyển về phía trên trong quá trình tập hát.
Loading…
Một bài tập thứ hai khá đơn giản, bạn hãy hát một âm Ahh từ dưới nốt thấp lên nốt cao và ngược lại. Trong khi đó, bạn vẫn đưa tay giữ cho thanh quản ở vị trí giữa của cổ họng, không gồng và không hát quá mạnh.
Qua hai bài tập trên, dần dần bạn sẽ cảm nhận được vị trí ổn định ở phía giữa cổ họng của thanh quản và hãy thử áp dụng cách hát ở vị trí mới này vào những bài hát mình yêu thích, bạn sẽ bất ngờ về giọng hát mới đầy bay bổng của mình.
Hãy nhớ là đừng nóng vội bởi vì sẽ mất khá nhiều thời gian để tập luyện được cách hát không đè nặng ở cổ hoặc cao thanh đới. Một người trung bình mất từ 3 đến 6 tháng để có thể tập kiểm soát được độ lực và điều chỉnh vị trí thanh quản theo mong muốn của mình.
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.