icon picker
Bài 2: Luyện Tập Để Hát Cảm Xúc .

Bạn muốn giải quyết các vấn đề nào khi học hát ?
Thiếu cảm xúc
Cao độ
Nhịp phách
Hơi thở
Phát âm
Gặp vấn đề khác
(liên hệ ngay để được ADAM MUZIC tư vấn miễn phí)
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Thuật ngữ trong bài 2
Trong bài viết này hãy cùng ADAM MUZIC đi vào buổi thứ 2 để luyện tập cách thổi hồn cảm xúc vào bài hát nhé.
ad.jpg

1. Hát cảm xúc là gì?

Hát cảm xúc có thể coi là một cách vừa trái ngược nhưng cũng vừa bổ sung cho việc hát đúng kỹ thuật.
Khác với việc hát đúng kỹ thuật, hát cảm xúc mang tính chất cảm tính nhiều hơn.
Không có một thước đo hay ngưỡng nào xác nhận được việc bạn có đang hát cảm xúc hay không.
Giống như việc hát đúng kỹ thuật là là việc bạn áp dụng lý tính, sự kiểm soát vào bài hát, còn hát cảm xúc là bạn áp dụng sự cảm giác, cảm tính, tình cảm của bản thân vào bài hát.
20190920220410_IMG_9364.jpg
Chính vì sự cảm tính này, nên sẽ không có các step cụ thể nào để xác định rằng khi bạn luyện tập đủ nhiều thì bạn sẽ hát cảm xúc, sẽ chạm vào trái tim của người nghe. Đó còn bao gồm cả sự trải nghiệm trong cuộc sống, có thể tính bằng một tháng hoặc vài năm.
Nhưng ADAM MUZIC vẫn có giải pháp hỗ trợ cho việc tìm trải nghiệm để hát cảm xúc hơn của bạn có thể rút ngắn lại.

2. Cách để thả hồn cảm xúc vào bài hát

Bước 1: Luyện tập để hiểu ca khúc bằng cách phân tích ca khúc.

Dưới đây ADAM MUZIC xin chọn ca khúc ‘Chỉ vì quá yêu” của ca sĩ- nhạc sĩ- giảng viên thanh nhạc Trường Lê để làm ví dụ luyện tập cho các bạn sau này có thể áp dụng cho các bài hát khác.
Ở bước này, hãy cùng ADAM MUZIC nghe tổng thể để trả lời một số câu hỏi dưới đây nhé. Hãy có tự có câu trả lời trước khi xem đáp án nhé.

Câu hỏi:

Nội dung bài hát đang nói về câu chuyện gì ?
Có những câu chữ nào đặc biệt khiến bạn chú ý trong bài hát ?
Thể loại âm nhạc áp dụng vào bài hát này là gì ? Thể loại này có ảnh hưởng gì tới cách thể hiện bài hát không?
Cách thêm các âm thanh trong phần hòa âm phối khí của bài hát có liên quan gì tới việc truyền tải bài hát?

Đáp án:

Nội dung bài hát nói về tâm sự của một chàng trai đang ngại ngùng, hơi có một chút tư ti khi gặp gỡ một người con gái mình phải lòng, để rồi khi chưa kịp nói lời yêu, cô gái đã đi mất, để lại sự nuối tiếc cho chàng trai. Thông qua nội dung của bài hát này, để hát đúng với chủ đề của bài hát, các bạn có thể xác định được trạng thái (feeling) khi hát bài này đó chính là ngại ngùng + nuối tiếc + buồn bã. Hãy nhớ lại cảm xúc lần gần nhất bạn có những trạng thái này, lúc đó cảm xúc của bạn ra sao, rồi sau đó hãy thử áp dụng vào một câu hát trong bài để xem bạn có cảm nhận được không nhé.
Câu đặc biệt nhất trong bài mà khiến người nghe có thể nhớ nhất là câu “Chỉ vì yêu quá” cũng chính là tựa của bài hát. Đây cũng chính là sự lý giải cho việc vì ngại ngùng “đáng trách” của chàng trai khi không dám thổ lộ ra tình yêu của mình, có thể chàng trai đã biết được cô gái kia cũng yêu mình, nhưng chỉ vì yêu quá, bản thân lại đầy tự ti, nên không thổ lộ với cô ấy. Đây chính là keyword chính để dẫn dắt cảm xúc của cả bài, nếu bạn xác định và bắt được cảm xúc ngay chỗ những keyword như thế này ở bài hát. Việc chuyển cảm xúc từ mỗi giai đoạn trong bài sẽ trở nên rất dễ dàng ( từ ngại ngùng → buồn bã → nuối tiếc → cảm thông cho chàng trai).
Thể loại âm nhạc của bài này là thể loại Pop-Ballad kết hợp R&B. Tại sao việc xác định thể loại lại quan trọng trong việc hát cảm xúc. Vì tùy vào tính chất của thể loại đó mà cách thể hiện ca khúc cũng phải phù hợp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cách truyền tải cảm xúc. Hãy cùng nghe bản phối khác của bài hát và so sánh 2 cách truyền tải cảm xúc giữa 2 bản phối nhé.
Trong bản phối này, nhạc cụ chủ yếu sử dụng trong bài là piano, phù hợp với chủ đề của bài hát. Bạn hãy chú ý vào cách rải tiếng piano ở từng phân đoạn bài hát (từ giang tấu tới điệp khúc) và hãy tự cảm nhận và tự lý giải vì sao mà chỗ đó pianist lại đánh như vậy ? Nó mang ý nghĩa gì với bài hát? Ở trong các bài hát khác, khi có nhiều nhạc cụ phối nhau, ở mỗi nhạc cụ xuất hiện tại mỗi đoạn cũng sẽ có những chi tiết mang ý nghĩa khác nhau. Hãy nghe nhiều bài hát và cảm nhận từng chi tiết trong bản phối cũng là một cách hiểu ca khúc dễ dàng hơn.

Bước 2: Luyện tập có một nội tâm suy nghĩ sâu sắc.

Nghe tới đây, có thể bạn thấy cách này không liên quan gì mấy tới bài học hôm nay. Nhưng thật vậy, việc luyện tập để có một suy nghĩ nội tâm sẽ giúp bạn dễ đồng cảm với ca từ và giai điệu của nhạc sĩ viêt ra hơn. Và giúp bạn dễ đặt mình vào vị trí của nhạc sĩ viết bài hơn.
Tùy vào cá tính của mỗi người mà cách cảm nhận nội tâm bài hát và thấu cảm bài hát sẽ khác nhau.
Tuy nhiên để thành công thì suy nghĩ phải đi kèm với hành động. Suy nghĩ nội tâm chưa đủ chúng ta cần luyện tập để đưa nó ra bên ngoài thông qua bài tập luyện thanh.
Một bài luyện thanh của ADAM MUZIC dành cho bạn trong trường hợp này là bài luyện thanh hát nhẹ nhàng trong chuỗi video livestream của thầy Đoàn Nhược Quý mà ở bài 1 có để:
Loading…
Bài tập này sẽ giúp cho các bạn dễ đưa “ nội tâm” của mình ra bên ngoài hơn. Vì sao lại vậy? Hãy tưởng tượng, có bao giờ bạn la lên hoặc thông báo cho mọi người điều bất ngờ mà bạn chuẩn bị làm hay không ? Khi hát cũng vậy, để tạo những đoạn chuyển nội tâm thì việc hát nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết.
Hát với một âm lượng lớn sẽ không khó bằng việc kiểm soát âm lượng của bạn bằng việc bạn hát nhỏ nhẹ.
Vì thế hãy cố gắng chăm chỉ tập bài luyện thanh trên nhé.

Bước 3: Chọn cách truyền tải thích hợp: Hiểu khán giả và hoàn cảnh .

Tùy vào không gian biểu diễn và đối tượng khán giả mà bạn hãy chọn một cách truyền tải thích hợp để tạo được cảm xúc cho chính mình và cho cả khán giả.
Chắc hẳn khi ai hát cũng muốn bản thân ca khúc của mình được đón nhận bởi khán giả và khán giả cũng vậy.
Hãy luôn tự hỏi bản thân mình trước khi lên sân khấu: khán giả của mình là đối tượng nào? Mình muốn khán giả biết và nhớ tới mình ở điểm nào ? Khán giả muốn được đồng cảm với mình theo phương thức nào ?

3. Đánh giá cuối buổi học

Bạn hãy tập thói quen viết ra giấy những điều mình đã cải thiện và cần cải thiện hơn sau mỗi buổi học trước khi đi đến .

Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.