Những người dễ nóng giận thường gặp rất nhiều phiền toái và bất cập trong cuộc sống. Họ có thể tổn thương những người thân yêu và có thể gặp trắc trở trong công việc. Nếu bạn là người quá nóng tính thì bài viết này chính là dành cho bạn:
1. Hít thở sâu và hạn chế nói ra
Khi cảm thấy cơn giận dữ đang dần hình thành và có thể bộc phát, bạn bên giữu im lặng, khoan hay nói gì cả. Điều cần làm lúc này là hãy nhắm mắt và hít một hơi thật sâu trong khoảng 5-10 giây, thở ra và lặp lại việc hít thở này nhiều lần.
Có thể bạn không biết, nhưng hít thở sâu giúp điều tiết và lưu thông máu, oxy tới các bộ phận, cơ quan chủ chốt đặc biệt là não, kích thích cơ thể giải phóng hormone hạnh phúc serotonin. Nhờ đó,
, toàn thân được thả lỏng, trí óc cảm thấy thoải mái và bình tĩnh
2. Tìm nguyên nhân gây ra vấn đề khi đã bình tĩnh lại
Sự tức giận đều có bắt nguồn từ một lí do nào đó, đó có thể là áp lực từ công việc, dự án đang làm hay việc bị tắc đường vì kẹt xe..
Chính vì vậy, một lời khuyên cho những người dễ nóng giận là nên nhìn lại và tìm hiểu ra nguồn cơn vấn đề khi bạn đã ổn định trở lại và cảm thấy hoàn toàn bình tĩnh. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được giải pháp khắc phục, giảm thiểu đi những lần nổi nóng trong tương lai. Đây là một kinh nghiệm rất hữu ích mà tôi đã đúc kết được suốt những năm qua.
Nên nhìn lại và xác định nguyên nhân đã khiến bạn giận dữ trước đó khi đã bình tĩnh lại
3. Đừng đưa ra quyết định nào khi nóng giận
Có một sự thật là khi ở trạng thái căng thẳng và giận dữ tột độ, trí óc của bạn sẽ không đủ sáng suốt để cân nhắc và đưa ra quyết định hợp lý. Rất nhiều trường hợp mà những quyết định lúc nóng giận đem lại hậu quả khôn lường.
Do đó, bạn nên chờ cho đến khi bình tĩnh lại rồi mới đưa ra quyết định, tránh hối hận về sau.
Hãy bình tĩnh lại rồi hẳn quyết định bất kỳ điều gì bạn nhé
4. Hoạt động thể chất thường xuyên
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần, trong đó có cả việc quản lý cơn nóng giận của bản thân.
Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy bạn sẽ thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy đỡ bức bối, khó chịu trong lúc chơi thể thao. Hoạt động này đã được chứng mình là có thể giúp
Vậy nên, người nóng tính hãy cân nhắc tham gia và luyện tập thường xuyên một số hoạt động sau: đạp xe, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, yoga,...
5. Chia sẻ với người đáng tin cậy
Một sai lầm của người nóng tính là ngại chia sẻ và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình mà chỉ giữ kín trong lòng. Điều này sẽ khiến những cảm xúc khó chịu, bí bách tích tụ bên trong bạn ngày qua ngày và càng dễ bộc phát
Vậy nên, hay cứ chia sẻ thật lòng với những người mà bạn tin tưởng nhất như bạn thân, người yêu hay bố mẹ, anh chị em nhé. Vì đây sẽ là sự giải tỏa được những cảm xúc bức bách, khó chịu tích tụ bên trong mình. Hơn thế nữa, bạn có thể nhìn vấn đề một cách toàn diện và nhận được những lời khuyên hữu ích từ người khác.
Giãi bày tâm sự với những người thân thiết sẽ giúp bạn cảm thấy nhanh chóng hạ hỏa và tìm ra cốt lõi của vấn đề
Một giải pháp khác đang phổ biến ở thời gian gần đây là tìm đến các chuyên gia khai vấn (Coach) có kinh nghiệm trong việc đào tạo thông minh cảm xúc và khai vấn vì dễ