Kỹ năng ứng xử giao tiếp là kỹ năng mềm rất cần thiết mà bất kỳ ai cũng cần có để giúp cuộc sống và sự nghiệp tốt hơn. Để có được ứng xử tốt, bạn cần duy trì luyện tập kỹ năng liên tục với các biện pháp logic. Trong bài post này, LCV sẽ chia sẻ 5 phương pháp phổ biến để luyện tập kỹ năng giao tiếp. Mời bạn tham khảo!
1. Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?
Giao tiếp là việc bạn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp (lời nói) hoặc ngôn ngữ cơ thể để nêu ra quan điểm, ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc với ai đó mình mong muốn. Các hình thức giao tiếp phổ biến gồm giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt, giao tiếp gián tiếp thông qua công nghệ (ví dụ như Zalo, Twitter). Nhìn chung, một cuộc giao tiếp thường diễn ra trong mối quan hệ hai chiều, có người nói và có người nghe.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử (Communication skills) là tập hợp những nguyên tắc, sự tương tác hay cách ứng xử qua lại khi giao tiếp. Nói một cách dễ hiểu hơn, kỹ năng giao tiếp gồm có nhiều kỹ năng mềm khác như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản biện, đánh giá và kỹ năng sử dụng ngôn từ.
Khi bạn giao tiếp và gây được ấn tượng tốt, tạo được sự tin cậy cũng như đánh giá cao của người khác thì lúc này bạn đã là người có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt.
2. Một số đặc điểm của kỹ năng giao tiếp ứng xử
Đây là kỹ năng không phải bẩm sinh sở hữu: Kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp không phải là yếu tố bẩm sinh. Có khả năng giao tiếp và giao tiếp tốt là 2 phạm trù không giống nhau.
Dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi: Một cuộc giao tiếp hiệu quả là khi người nói và người nghe cảm thấy thoải mái, đáp ứng được vấn đề và đạt được mục tiêu khi thiết lập cuộc trao đổi.
Kỹ năng mang tính cá nhân: Mỗi cá nhân có khả năng học hỏi khác nhau nên việc tích lũy trải nghiệm giao tiếp không giống nhau.
Kết hợp đồng thời của nhiều nhóm kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp kết hợp đồng thời với các kỹ năng như lắng nghe, đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề.
3. Lợi ích khi có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt
Xây dựng sự tín nhiệm và tạo thiện cảm với mọi người: Khi giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng nuôi dưỡng được sự tin tưởng của người người khác. Nhờ đó, các thành viên trong team hay gia đình, bạn bè sẽ cùng giúp bạn tiến đến được mục tiêu mình đặt ra
Kết nối, mở rộng với các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên hay bạn bè, gia đình.
Thúc đẩy, cải thiện năng suất làm việc của chính mình và người khác.
: Nếu chúng ta có kỹ năng giao tiếp tốt, vừa có kỹ năng chuyên môn thì sẽ có cơ hội được đề cử vị trí cao hơn trong công ty / tổ chức.
4. Biện pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả
Có một sự thật rằng, không phải ai sinh ra cũng sở hữu khả năng giao tiếp trôi chảy, khéo léo và thu hút, thậm chí các chuyên gia về giao tiếp cũng cần thời gian để học hỏi. Do đó, bạn phải luyện tập và phát triển kỹ năng này thường xuyên để sớm tiến đến thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả là khi thông tin được truyền tải đến đúng đối tượng, đúng thời điểm và nhận được phản hồi như mong muốn.
Xác định rõ ràng thông tin muốn truyền đạt
Khi bạn truyền đạt một thông tin quan trọng đến người khác, bạn cần tự tin vào bản thân, nắm rõ chính xác các thông tin muốn truyền tải đồng thời tránh nói vòng vo, ấp úng. Tiếp theo, xác định góc nhìn của người nghe để cùng làm rõ thông tin. Một bí quyết trong giao tiếp mà bạn cũng nên biết, đó là hãy nói điều mà người khác muốn nghe.
Lắng nghe tập trung, quan sát tích cực
Để có thể trao đổi thông tin và phản bác trong cuộc trao đổi, bạn cần tập trung lắng nghe đối phương. Bạn cũng cần thấu hiểu và tìm cách để đối phương nói ra hết những thông tin mình cần biết.
Tận dụng ngôn ngữ hình thể
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ được phát huy tác dụng khi bạn biết cách dùng cả ngôn ngữ lời nói và cơ thể. Điều này sẽ giúp đối phương cảm thấy gần gũi, thoải mái, thiện cảm. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể cần được kết hợp một cách lịch sự để không gây cảm giác thô lỗ.
Tôn trọng đối phương
Bên cạnh chủ động lắng nghe thì việc tôn trọng đối phương là điều tối quan trọng khi giao tiếp. Bạn không nên ngắt lời đối phương, không áp đặt cách giao tiếp và tận dụng những lời nói thành thật sẽ giúp cho cuộc giao tiếp hiệu quả hơn. Không có gì làm cho cuộc giao tiếp rơi vào ngõ cụt bằng việc chê bai, nói xấu người khác hoặc đụng chạm vấn đề tôn giáo, dân tộc ra để nói.
Đặt bản thân mình vào vị trí người khác
Đây là phương pháp giúp bạn có thể hiểu được quan điểm, hành động của đối phương để có thể đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất, không gây khó chịu khi “ông nói gà, bà nói vịt”.
Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi
Một cuộc giao tiếp rơi vào ngõ cụt là khi chỉ có một bên nói và một bên nghe, không có sự trao đổi qua lại. Hãy cố gắng đặt câu hỏi để tạo ra nhiều chủ đề hơn bên cạnh công việc, cuộc sống. Lưu ý, nên tránh đặt những câu hỏi không có tính gợi mở, kết thúc bằng từ “không”
Tùy cơ ứng biến trong phong cách nói chuyện
Tùy vào phương pháp giao tiếp và đối tượng, bạn cần biến đổi phong cách cho phù hợp. Bạn không thể kết hợp cách trao đổi với những người thân thiết để báo cáo với quản lý, cũng như không thể dùng cách nói chuyện với gia đình để giao tiếp ở công ty.
Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ giao tiếp
Các bạn hướng nội sẽ rất ngại giao tiếp với người lạ, tuy nhiên nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng này thì phải tạo ra sự thay đổi. Hãy can đảm đón nhận những lần giao tiếp thất bại và lấy đó làm bài học kinh nghiệm. Có như vậy, bạn mới khắc phục được nỗi sợ của bản thân, mở rộng nhiều cơ hội tốt đẹp.
Luôn có sự chuẩn bị nội dung từ trước
Khi bạn biết chắc chắn mình sẽ hội ngộ với một đồng nghiệp mới, quản lý mới, bạn mới… việc trước tiên bạn nên làm là chuẩn bị nội dung để trò chuyện với mọi người. Sau nhiều lần chuẩn bị nội dung giao tiếp, bạn sẽ luôn chủ động khi có những cuộc gặp gỡ bất ngờ.
5. Bí kíp để làm nổi bật kỹ năng giao tiếp ứng xử, ghi điểm khi đi xin việc
Khi bạn sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, bạn hoàn toàn có thể tìm và ứng tuyển các vị trí như nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, tư vấn hay chăm sóc khách hàng.
Trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn hãy cho thấy thế mạnh trong giao tiếp của mình bằng cách tự tin, tập trung lắng nghe, sử dụng quãng giọng vừa phải và cách nói chuyện rõ ràng. Đồng thời, hãy biết cách kết hợp các kỹ năng khác như trình bày vấn đề, xử lý và đặt câu hỏi ngược lại với người phỏng vấn.
Trên đây là một số phương pháp giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả. Hi vọng thông qua bài chia sẻ này, bạn đã hiểu hơn về kỹ năng giao tiếp cũng như tìm ra cho mình phương pháp rèn luyện phù hợp. Chúc bạn sớm đạt được kết quả như mong đợi.