Vết thương hở nên dùng loại thuốc bôi gì? Gợi ý những loại thuốc bôi vết thương hở hiệu quả

Vết thương hở là tình trạng da bị tổn thương phổ biến mà ai cũng dễ mắc phải do chấn thương, phẫu thuật, hoặc do những bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng hiện tại vẫn có nhiều người thắc mắc chưa biết nên dùng loại kem bôi nào để vết thương hở mau lành. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về top 5 thuốc vết thương hiệu quả cũng như cách làm vết thương nhanh lành trong bài viết sau đây nhé!

1. Kem mỡ Neosporin 1 giúp sơ cứu vết thương nhanh chóng

Nguồn gốc: Kem bôi xuất xứ tại Mỹ.
Thành phần: Loại kem mỡ này có thành phần bao gồm có Bacitracin Zinc, Neomycin, Polymyxin B, Pramoxine HCl.
Giá bán: Khoảng 200.000 VNĐ/tuýp 28,3g.
Chỉ định: Sử dụng da ở trong tình trạng bị rách, vết thương hở miệng.
Công dụng: Giúp sơ cứu nhanh chóng những tổn thương da nhỏ, vết xước, vết bỏng và vết côn trùng cắn trên da.
Cách sử dụng:
Thuốc chỉ được sử dụng ở ngoài da.
Sát khuẩn, làm sạch vết thương, cho một lượng nhỏ vào đầu ngón tay rồi thoa đều lên vết thương.
Có thể băng kín bằng băng vô trùng sau khi bôi kem.
Chú ý: Đây là thuốc kháng sinh mang lại kết quả tốt trong việc chữa lành vết thương hở. Nhưng bạn cũng không được dùng bừa bãi mà phải có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian sử dụng nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào như: dị ứng, phát ban hay vết thương không phục hồi tốt, cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
kem-boi-da-tri-ton-thuong-da-1.jpg

2. Kem bôi Silvirin điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả

Nguồn gốc: Sản phẩm được điều chế tại Ấn Độ.
Thành phần: Sản phẩm có thành phần bao gồm Sulfadiazine bạc 1%, tá dược vừa đủ.
Giá bán: Khoảng 20.000 VNĐ/tuýp 20g.
Chỉ định: Kem bôi Silvirin có công dụng ngăn chặn và điều trị nhiễm khuẩn do vết thương hở, bỏng cấp độ 2 và cấp độ 3.
Cách sử dụng:
Vệ sinh vết thương sạch sẽ trước khi dùng thuốc.
Sử dụng một lượng vừa đủ thoa lên vết thương hở. Khi cần thiết, có thể bôi lại thuốc tại những chỗ bị trôi kem do các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai và em bé sinh non dưới 2 tháng tuổi. Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc. Kem bôi không chỉ định với người bị thiếu men glucose-6 phosphate dehydrogenase vì có khả năng xảy ra hiện tượng tan máu.
kem-boi-da-tri-ton-thuong-da-3.jpg
>>> Tìm đọc thêm:

3. Kem bôi da Panthenol 5% chữa lành vết thương hở

Nguồn gốc: Kem bôi có xuất xứ từ Việt Nam
Thành phần: Thành phần của loại kem bôi da này bao gồm có D-panthenol, tá dược vừa đủ
Giá thành: Khoảng 25.000 VNĐ/tuýp 20g
Chỉ định: Panthenol 5% được chỉ định dùng cho da có tình trạng bị tổn thương ở lớp nông.
Cách dùng: Lấy một lượng nhỏ vừa đủ rồi thoa thuốc vào phần da bị tổn thương, từ 1 đến 2 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu cần.
Lưu ý: Sản phẩm có thể khiến vết thương chảy máu kéo dài nên cần phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có nguy cơ chảy máu khác.
kem-boi-da-tri-ton-thuong-da.jpg

4. Kem trị sẹo Scargel Plus hỗ trợ tái tạo vết thương hở

Nguồn gốc: Sản phẩm có xuất xứ từ Ý
Thành phần: Scargel Plus nổi bật với 4 thành phần thiên nhiên gồm Allantoin, chiết xuất hành tây, nha đam, collagen thủy phân và Hyaluronic Acid và đặc biệt là thành phần độc quyền Neozone 4000 0,15% của nhãn hàng.
Giá bán: Giá chỉ 380.000 VNĐ cho tuýp 20ml và 199.000 VNĐ cho tuýp 10ml.
Tác dụng:
Diệt khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn tấn công làm tổn thương vết thương hở.
Kháng viêm, nâng cao khả năng tự vệ của da, tạo lớp màng bao bọc giúp vùng da tổn thương thêm sức đề kháng chống lại những tác nhân có hại từ bên ngoài.
Collagen thủy phân cùng với chiết xuất hành tây hỗ trợ kiểm soát lượng Collagen và Elastin sinh ra trong quá trình lành thương, từ đó hạn chế được tình trạng sẹo lồi và sẹo lõm.
Thành phần Neozone 4000 0,15% cho phép Scargel Plus hỗ trợ phục hồi, kích thích tái tạo mô, lành thương nhanh giúp xóa mờ sẹo cũ cũng như ngăn ngừa khả năng tạo thành sẹo mới ngay từ khi vết thương vẫn còn ướt.
Chỉ định: Kem trị sẹo này được sử dụng với các tình trạng da bị tổn thương hoặc trên da có các vết thương hở.
Cách dùng:
Làm sạch vết thương.
Bôi một lớp kem mỏng lên vết thương, khoảng 3 lần mỗi ngày
Lưu ý: Không sử dụng trong trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm.
cham-soc-vet-thuong-ho-tai-nha.jpg
>>> Có thể bạn quan tâm:

5. Gel Trị Vết Thương Hở: Healit Vn Pharma

Nguồn gốc: Sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam.
Thành phần: Gel bôi gồm có 3 thành phần Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate (10%) ; Macrogol 300 (46%) ; Nước cất (44%).
Giá cả: Khoảng 315.000 VNĐ/tuýp 10g
Công dụng: Hỗ trợ điều trị các trường hợp da có vết thương hở cấp tính và mãn tính như các vết rách trầy xước da ; vết nứt da, niêm mạc (nứt núm vú, nứt kẽ hậu môn, nứt môi…) ; vết bỏng ; vết thương hoại tử do tắc mạch ; lở do tì đè ; vết thương sau mổ ; những tổn thương da tương tự.
Hướng dẫn sử dụng:
Rửa sạch các tạp chất cơ học trên vết thương (bụi bẩn, dư lượng của các loại kem điều trị khác).
Thoa lớp gel thật mỏng vào toàn bộ bề mặt vết thương và rộng ra ngoài vết thương một khoảng nhỏ.
Lưu ý: Nếu cần thiết có thể sử dụng loại băng gạc không thấm nước để băng lại vết thương sau khi đã thoa gel. Sau thời gian khoảng 12-48 tiếng, tùy theo tình trạng vết thương hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị mà thoa lớp gel mới và thay băng. Đối với những vết thương hoại tử có thể bôi lớp gel mới và thay băng sau 72 tiếng và giữ đúng phác đồ điều trị.
kem-boi-da-tri-ton-thuong-da-2.jpg

Những vấn đề cần tránh khi chăm sóc vết thương hở

Ngoài vấn đề vết thương hở nên dùng loại kem bôi gì thì có một số lưu ý bạn cần biết trong quá trình chăm sóc vết thương hở để vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo:
Tuyệt đối không được tự ý mua dùng các thuốc kháng sinh để bôi hoặc rắc lên phần da tổn thương. Việc lạm dụng kháng sinh, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn như làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, giảm hiệu quả điều trị.
Không nên mặc trang phục bó sát, tránh để vết thương bị cọ xát. Điều đó có thể làm vết thương chảy máu và lâu lành.
Không nên tiêu thụ các loại thức ăn làm tăng nguy cơ tạo mủ hoặc hình thành sẹo sau khi vết thương đã lành như rau muống, thịt gà, đồ hải sản,….
Ngoại trừ những lúc chăm sóc vết thương thì bạn không được chạm tay vào vết thương hở để tránh nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn.
Trên đây là những chia sẻ về việc vết thương hở nên bôi thuốc gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích!

>>> Xem thêm:


Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.