Vết thương hở là một chấn thương có liên quan đến việc các mô bên ngoài cơ thể bị phá vỡ cấu trúc, dẫn đến tình trạng lớp da bị rách, các mô bên ngoài bị lộ ra ngoài, kèm theo đó là tình trạng chảy máu. Đã là vết thương hở thì dù là ở mức độ nặng hay nhẹ, chúng đều có khả năng bị nhiễm trùng. Vì thế việc lựa chọn loại thuốc bôi ngoài da nào tốt là vấn đề cần thiết và rất quan trọng.
1. Các tiêu chí giúp bạn chọn mua được thuốc bôi vết vết thương hở hiệu quả:
1.1 Thời gian sát khuẩn nhanh
Thời gian sát khuẩn nhanh hay chậm cũng là điều kiện quan trọng để cân nhắc xem thuốc bôi vết thương hở có tốt hay không. Gần như tất cả các thuốc sát khuẩn tác dụng nhanh sẽ được ưa chuộng hơn vì những lý do như sau:
Loại bỏ vi khuẩn ngay lập tức, từ đó giảm tối đa nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào sâu vết thương
Rút ngắn thời gian để vết thương hở phục hồi
Giảm tần suất tiếp xúc với thuốc sát trùng
1.2 Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
Các vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên chọn những loại kem bôi có công dụng sát khuẩn mạnh để loại trừ đi những vi sinh vật trên bề mặt da – những yếu tố có nguy cơ thâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.
Hơn nữa, tình trạng nhiễm trùng vết thương có thể xảy ra bởi nhiều lý do khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, các vi sinh vật kí sinh trên da… Vì vậy, cần ưu tiên sử dụng những loại kem đặc trị có phổ rộng, đủ để loại bỏ được hết các mềm bệnh này.
Sau tác dụng diệt khuẩn, kích thích phát triển tế bào mới làm vết thương mau lành cũng là một chức năng quan trọng.
1.4 Không gây ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương tự nhiên
Một số loại thuốc bôi tuy mang đến công dụng sát trùng tốt nhưng lại có điểm trừ đó là làm tổn thương nguyên bào và tổ chức hạt. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành cấu trúc da mới. Vì vậy vết thương chậm lành, không thể tự phục hồi một cách tự nhiên.
Thuốc bôi ngoài da tốt cần khắc phục được nhược điểm trên, đồng thời vẫn phải có được khả năng sát trùng mạnh. Khi tối ưu được cả 2 yếu tố trên, vết thương hở ngoài da sẽ rất nhanh lành lại ít gây ra đau đớn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
1.5. An toàn, không gây đau xót, kích ứng
Khi sử dụng trên vết thương hở, thuốc bôi sẽ tác động trực tiếp với niêm mạc hở sẽ khiến bạn đau, xót và cực kỳ khó chịu.
Đây là điều mà bạn cần lưu ý tuyệt đối khi cân nhắc thuốc bôi trên da. Ưu tiên loại sản phẩm có bảng thành phần không dễ gây kích ứng và độ pH trung tính. Tốt nhất, chúng ta nên đảm bảo các yếu tố: không chất màu – không chất bảo quản – không chất phụ gia.
1.6 Không chứa kháng sinh, không đề kháng
Vi sinh vật một khi tấn công vào cơ thể, chúng rất thông minh khi tìm cách thay đổi, sắp xếp lại bộ gen của mình để thích ứng với dung dịch sát khuẩn.
Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn trong ngành y tế. Tình trạng này không hề tốt cho quá trình điều trị vết thương hở. Vì vậy, thuốc sát trùng lý tưởng mà bạn có thể sử dụng phải đảm bảo không chứa kháng sinh nhưng vẫn giữ được tác dụng xóa bỏ vi khuẩn gây bệnh.
2. Vậy vết thương hở nên bôi loại thuốc nào?
Cho đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều người chủ quan cho rằng, các vết thương hở gần như đều tự khỏi mà không cần bôi thuốc. Chính suy nghĩ sai lầm này làm số ca viêm nhiễm và các biến chứng nghiêm trọng ở người có vết thương ngoài da ngày càng tăng cao.
Việc dùng thuốc bôi thông thường chỉ áp dụng cho những vết thương hở nhẹ đến trung bình. Tình trạng vết thương ở mức độ khá nặng vào tận gân hoặc xương, chảy nhiều máu thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Nói đơn giản, kem bôi vết thương hở có thể được phân loại dựa theo tác dụng của chúng, cụ thể như sau:
Dung dịch làm sạch vết thương hở
Tại thời điểm vết thương mới vừa mới xuất hiện, nếu bạn biết cách chăm sóc, vết thương có thể phục hồi rất nhanh. Điều rất đơn giản mà bạn nên làm đó là rửa sạch vết thương dưới vòi nước để giảm bớt cơn đau và rửa trôi hết các bụi bẩn, dị vật bám trên miệng vết thương. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vì có thể làm tăng mức độ tổn thương da. Sau đó, bạn có thể làm sạch vết thương hở bằng các loại dung dịch rửa như nước muối sinh lý và thuốc sát trùng khi chúng vừa mới hình thành trên da.
Thuốc kháng khuẩn kháng viêm tại chỗ cho vết thương hở
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da hư tổn
Vết thương sau khi lành lại, kéo da non thì có nguy cơ để lại sẹo. Như vậy, đây là lúc bạn cần bôi các loại thuốc ngừa sẹo và vết thâm.
3. Những điều cần tránh khi chăm sóc vết thương hở
Ngoài sử dụng các loại thuốc bôi lên vết thương hở, bạn cũng cần quan tâm trong quá trình chăm sóc vết thương hở để nâng cao kết quả điều trị, giúp vết thương mau lành và hạn chế để sẹo. Cụ thể, một số điều bạn cần tránh trong quá trình chăm sóc vết thương hở là:
Ngoại trừ lúc sơ cứu, sát khuẩn vết thương ra, bình thường không được sờ tay vào vết thương hở. Vì khi cho tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
Không nên mặc quần áo ôm vì chúng có thể chà xát lên vết thương gây đau rát, chảy máu. Ngoài ra, việc mặc những bộ đồ bó sát cũng khiến vết thương bí bách, khó lành lại.
Không tự ý uống thuốc kháng sinh bôi hoặc rắc lên vết thương khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi chưa hiểu về nó có thể gây ra những hệ lụy khôn lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạnh bản thân.
Không tiêu thụ những thức ăn làm tăng nguy cơ mưng mủ hoặc để lại sẹo thâm sau khi vết thương đã lành. Các thức ăn bạn cần tránh khi có vết thương hở trên da là: rau muống, xôi, thịt gà, thị bò, hải sản,…
Kết luận
Trước khi lựa chọn thuốc bôi vết thương hở, bạn cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các loại thuốc hoặc tốt nhất nên hỏi qua sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương một cách an toàn và đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.