Skip to content
Gallery
OKRs - Áp dụng quản trị mục tiêu cá nhân
Share
Explore

icon picker
OKRs - Áp dụng quản trị mục tiêu cá nhân

1. OKRs là gì?

image.png
OKR (Objectives and Key Results) is a goal setting system used by Google and other companies. It is a simple approach to create alignment and engagement around measurable and ambitious goals
OKRs (Objective - Key Results) là công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lí mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, tập trung vào các nỗ lực đóng góp của cá nhân, nhóm, tổ chức, đo lường các đóng góp ấy để giúp tổ chức phát triển.

1.1. Cấu trúc:

OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi khác nhau.
Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu? (What - Where)
Kết quả then chốt (Key Result): Tôi đến đó bằng cách nào? (How)

Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân, trong khi đó, Key Results là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu.
image.png
OBJECT - MỤC TIÊU
Mục tiêu là những mô tả cụ thể và dễ nhớ về những gì bạn muốn đạt được
Mục tiêu nên ngắn gọn, truyền cảm hứnghấp dẫn
Mục tiêu cần mang tính định hướngthách thức

KEY RESULT - KẾT QUẢ CHÍNH → SMART
Kết quả là 1 bộ các chỉ số đo lường và kiểm soát việc bạn đạt được mục tiêu
Một mục tiêu nên có từ 2 - 5 kết quả chính
Các kết quả cần đo lường được, tham vọng nhưng đủ thực tế để đạt được trong một khoảng thời gian nhất định

1.2. Thế nào là một OKRs tốt?

Tối đa 3 - 5 Objectives cho mỗi người
Tối đa 3 - 5 Key Results cho mỗi Objectives
Mục tiêu của cấp dưới nhằm thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của cấp trên
Objectives không nên chứa số, nó định tính!
Key Results phải chứa số
Key Results phải có bằng chứng đo đạc (báo cáo, số liệu)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐÚNG MỤC TIÊU
Đối với công ty, tổ chức, phòng ban: Dựa vào tầm nhìn và sứ mệnh của công ty hoặc từ KPI tìm ra điểm bất cập, điểm yếu, từ đó đặt mục tiêu cải thiện từ đó giúp các team ở bên dưới đặt mục tiêu
Đối với cá nhân: Dựa vào mong muốn, kỳ vọng của bản thân để đặt mục tiêu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐÚNG KẾT QUẢ MỤC TIÊU
Kết quả then chốt mô tả kết quả chứ không phải hành động
Kết quả then chốt là kết quả để đạt được mục tiêu, khi kết quả then chốt đạt được thì mục tiêu phải đạt được; nếu không thì OKRs được xây dựng không tốt

1.3. Ví dụ:

VD1:
Objective: Create an Awesome Customer Experience
Key Results:
➔ Improve Net Promoter Score from X to Y.
➔ Increase Repurchase Rate from X to Y.
➔ Maintain Customer Acquisition cost under Y.
VD2:
Object - Mục tiêu: Active lại tập khách hàng Loss hàng tháng tăng từ 0 lên 10K Stop points /tháng = 50% khách lên lại
Key Results - Kết quả cần đạt:
➔ 50% số lượng KH Acive trở lại mỗi tháng
➔ Đạt 10K Stps/tháng
➔ Đóng gói các action xử lý các nguyên nhân khác nhau của tập KH Loss

2. Lợi ích của OKRs

Một mục tiêu rõ ràng giúp mọi người trong team tập trung vào một kết quả chung duy nhất. OKRs luôn cho bạn biết cái gì ưu tiên nhất và giữ cho bạn khỏi bị phân tâm.
Với những mục tiêu tham vọng, bạn sẽ luôn cố gắng làm tốt hơn và tiến xa hơn vào những thứ tưởng chừng như không khả thi.
OKRs giúp cho các thành viên trong team gắn bó và làm việc hiệu quả vì họ biết cái gì cần hoàn thành, họ đang được mong đợi điều gì và làm sao đóng góp vào sự tăng trưởng của công ty.

3. Áp dụng OKRs vào quản trị mục tiêu cá nhân

chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn phải có phương pháp, thật nghiêm túc và kỷ luật bản thân tốt. Muốn thành công với mục tiêu của mình, bạn cần gắn mục tiêu với các chỉ số rõ ràng và xem xét tiến độ thực hiện thường xuyên.
image.png
Để tạo ra một OKRs cá nhân hoàn hảo bạn có thể tham khảo quy trình xây dựng OKRs sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu quý của mình là gì?
Để có OKRs cá nhân hoàn hảo, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được rõ mục tiêu mình muốn đạt được.
Mục tiêu – O như một điểm rõ ràng trên bản đồ, định hướng chính xác nơi bạn muốn đi đến.
Bước 2: Chuyển đổi mục tiêu sang dạng Objectives
Mục tiêu chính của bạn cần được chuyển đổi, cụ thể hóa.
Lúc này, bạn cần cụ thể hóa mục tiêu của mình và quyết định lĩnh vực nào trong cuộc sống bạn muốn cải thiện. Các lĩnh vực thông thường gắn với bản thân: sức khỏe; sự bình an tâm trí; tri thức…
Bước 3: Viết nháp các Key Results
Các KRs là những chỉ số cụ thể, có thể dễ dàng đo lường, giúp bạn đánh giá được sự tiến bộ của mình. KRs giúp bạn nhìn nhận được rõ mình có đang đạt được mục tiêu hay không, vì vậy là một việc rất quan trọng.
Bước 4: Xem xét TẠI SAO bạn muốn đạt được những KRs này
Đặt cho mình những mục tiêu vô nghĩa, thì dù cho có đạt được mục tiêu, bạn cũng thất bại. Bạn cần xem xét ngay từ đầu tại sao bạn muốn đạt những KRs này. Nếu bạn có đủ lý do để thực hiện, hiểu rõ về các KRs, bạn sẽ có thêm động lực để bản thân đạt được các kết quả.
Bạn cũng có thể gắn các lý do thực hiện KRs với chính bản thân mình.
Bước 5: Tìm người bạn đồng hành
Để duy trì động lực thực hiện OKRs, bạn cũng nên tìm những người bạn đồng hành chung chí hướng.
Động lực thường đến từ bên trong mạnh mẽ như đòn bẩy (push) chúng ta đi trên con đường hướng đến mục tiêu, tuy nhiên một chút tác động bên ngoài như một người đồng hành, một lý do như một sự co kéo (pull) chúng ta đến mục tiêu một cách hứng khởi hơn.
image.png
Bước 6: Check in 2 – 4 tuần/ lần với bạn đồng hành
Cùng nhau kiểm tra tiến độ, kết quả đạt được trên từng chặng hành trình nhỏ để cùng đảm bảo rằng chúng ta đang tập trung đi đến mục tiêu của mình. Có nhiều cách để tăng tính kết nối giữa những người bạn đồng hành, ví dụ:
Một cuộc thi nho nhỏ giữa 2 người
Một hình thức phạt tiền để có động lực và đo đếm được tình trạng
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.