Skip to content
Cách viết một câu chuyện thương hiệu
Share
Explore

Cách viết một câu chuyện thương hiệu

Hàng năm, chúng ta dành một số tiền không nhỏ cùng thời gian vào nền công nghiệp giải trí, để đi xem những bộ phim hay, để kể lại những câu chuyện cảm động. Cảm xúc trong câu chuyện chính là điểm giao thoa để chạm đến trái tim của khán giả. Đối với kinh doanh thời đại số, câu chuyện thương hiệu cũng là mấu chốt cảm xúc tương tự. Đó là công cụ hữu ích trong chiến lược digital marketing, chuyển tải những thông điệp và mang lại kết quả không ngờ.

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

Khái niệm
Câu chuyện thương hiệu hay còn gọi là “brand story”, cho khách hàng biết nhiều hơn về lĩnh vực hoạt động, về nhà sáng lập và khởi xướng doanh nghiệp,.. Những câu chuyện này được xây dựng hết sức sáng tạo, mang yếu tố chiến lược cao trong hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng là mối liên kết của tất cả thành viên trong một tập đoàn, một doanh nghiệp và nối liền họ với khách hàng bên ngoài.
Ý nghĩa
Câu chuyện thương hiệu là yếu tố quan trọng xây dựng mối quan hệ khách hàng và những cá nhân, tổ chức có liên quan, giúp nâng cao quá trình nhận diện thương hiệu, tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh khi khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm. Đặc biệt nhất là truyền cảm hứng, là động lực thúc đẩy tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ nhân viên. Một câu chuyện hay với nội dung đặc sắc sẽ mang lại nhiều thành quả không thể ngờ tới.
Minh chứng
Câu chuyện của Biti’s – tiên phong truyền cảm hứng về “bài học đầu tiên”, dạy con gái biết yêu và tin tưởng bản thân là ví dụ cụ thể cho sự thành công về storytelling của hãng. Với chiến dịch này, Biti’s thành công nhắc nhở và phủ sóng thương hiệu, đặc biệt với giới trẻ. Chiến dịch “bước về phía mặt trời” đánh dấu sự tham gia của nhãn dày quốc dân vào trào lưu “nữ quyền”, về cách mẹ dạy con gái để thay đổi số phận tương lai của mình.

NGUYÊN TẮC VIẾT NÊN CÂU CHUYỆN CẢM HỨNG

Câu chuyện thương hiệu xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu đó
Câu chuyện được viết ra, không phải chăm chăm vào mục đích bán hàng và quảng cáo. Để có thể giữ đúng đặc điểm của storytelling, cần phải lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp, nơi có sự hiện diện của những người đồng hành cùng kết nối và phát triển. Sự cá tính, lý do cốt lõi khiến câu chuyện được thể hiện như tính cách cá nhân sẽ khiến cho khách hàng thêm chú ý và tin tưởng.
Sự đơn giản làm nên giá trị đích thực
Nhiều nhà sáng tạo cứ bị ám ảnh vấn đề làm thế nào để có thể tóm tắt toàn bộ thông tin, truyền tải đúng được thông điệp để khách hàng ghi nhớ về thương hiệu. Để có thể hiểu đúng giá trị cốt lõi, trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ được chính mình, những điểm mạnh yếu và sự kết nối với khách hàng. Tiếp đến là giải quyết các vấn đề: đặt ra câu chuyện, giải pháp và kết thúc. Câu chuyện đơn giản sẽ càng dễ gây dựng niềm tin, đừng phức tạp hóa mọi thứ!
Giải thích sứ mệnh của doanh nghiệp
Nếu chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, thương mại thì sẽ thật sáo rỗng. Thương hiệu cần xác định được sứ mệnh, lý do vì sao tồn tại, giá trị mang lại cho khách hàng là gì, mang lại cho xã hội ra sao. Đây là mấu chốt xác định cái tầm của một doanh nghiệp và cái tâm của người khởi xướng, chạm đến cảm xúc thực sự của khách hàng.

QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHÚNG TÔI

Luôn tôn trọng ý kiến riêng khác của khách hàng.
Luôn tư vấn tận tình, hết mình trong công việc để có thành quả tốt nhất.
Luôn rõ ràng, minh bạch trong chi phí; giá cả phải chăng với giá thị trường.
Luôn giao sản phẩm đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận trước đó.
Luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất với khách hàng, đảm bảo uy tín tuyệt đối của thương hiệu.
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.