Share
Explore

Cách nhận biết đau thần kinh tọa và phương pháp phòng ngừa

Đối với những người thường xuyên lao động nặng, đau thần kinh tọa thực sự là một nỗi ám ảnh. Vấn đề này có thể gây ra những cơn đau vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng tới đời sống cũng như công việc của người bệnh. Xem ngay bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa đau thần kinh tọa.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, chạy từ tủy sống và vùng hông tới phía sau mỗi chân. Khi gặp chấn thương dây thần kinh tọa, cơn đau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mọi động tác của chân bởi vì dây thần kinh tọa điều khiển mọi hoạt động di chuyển. Đối tượng có khả năng mắc căn bệnh này cao nhất là người lao động chân tay và nam giới từ 30 - 60 tuổi.
dau-than-kinh-toa-la-gi.png
Đau thần kinh tọa là gì?

2. Mách bạn 3 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến

Dưới đây là 3 nguyên nhân kinh điển khiến bạn bị đau thần kinh tọa: ​Thứ nhất, chủ yếu gây ra đau thần kinh tọa là bệnh Đĩa đệm là một cơ quan nằm ở khe giữa hai đốt sống, có nhiệm vụ giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Tuy nhiên đĩa đệm thường mất đi tính mềm mại, có dấu hiệu khô, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa và rạn nứt khi bạn 30 tuổi. Điều này dẫn tới nếu có tác động mạnh vào cột sống thì nhân nhầy có thể qua chỗ nứt của đĩa đệm thoát vị ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng. ​Thứ hai, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, nhiễm độc, tiểu đường hoặc ung thư di căn vào cột sống có thể gây đau thần kinh tọa. Không những vậy, một số yếu tố khác như tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, mang vác nặng sai tư thế, lao động nặng… cũng có nguy cơ cao gây ra bệnh lý này. ​Thứ ba, ở đốt sống lưng có vấn đề như bị viêm nhiễm, chấn thương cột sống, di căn cột sống, viêm cơ tháp vùng chậu,…

3. Làm thế nào để nhận biết đau thần kinh tọa? Bật mí 4 triệu chứng phổ biến

Dưới đây là 4 triệu chứng thường xuất hiện khi bạn bị đau dây thần kinh tọa: - Đau thần kinh tọa thường xuất hiện với những đợt đau thắt lưng kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày, sau đó tăng dần lên rồi lan xuống các vùng khác như mông, mặt sau đùi, cẳng bàn chân… Những cơn đau âm ỉ, dữ dội, hơn nữa khi hắt hơi, ho hay cười thì càng đau hơn nữa. - Không những vậy, khi về đêm hay lúc thời tiết chuyển lạnh thì cơn đau càng tăng, đi cùng cảm giác như kiến bò, tê cóng. - Tùy theo vị trí rễ thần kinh bị tổn thương mà chúng ta có thể không nhấc được gót hay mũi chân, thậm chí còn bị teo cơ đùi, mông và cẳng chân. Khi tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng thì có thể cảm thấy chân tê bì, mất cảm giác và không thể kiểm soát tiểu tiện. - Bên cạnh những triệu chứng trên thì bạn còn có cảm giác nóng ran và tê rát quanh vùng bị đau.
dau-hieu-cua-dau-than-kinh-toa.png
Dấu hiệu rõ ràng nhất của đau thần kinh tọa chính là những đợt đau thắt lưng liên tục, lan dần xuống các vùng mông, mặt sau đùi, cẳng bàn chân…

4. Nên làm gì để điều trị dứt điểm đau thần kinh tọa?

Để điều trị được bệnh đau thần kinh tọa phải kết hợp rất nhiều phương pháp lại với nhau, có thể là phương pháp nội khoa, ngoại khoa và phương pháp vật lý trị liệu,…

4.1. Phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa bao gồm chế độ nghỉ ngơi hợp lý và điều trị thuốc. - Chế độ nghỉ ngơi: Người bị thần kinh tọa nhất định không được nằm võng, chỉ được nằm giường cứng, hạn chế những tác động mang vác nặng và tuyệt đối không được đứng hoặc ngồi quá lâu. - Điều trị thuốc: Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống thuốc gì và liệu lượng như thế nào cho phù hợp.

4.2. Phương pháp vật lý trị liệu

- Thể dục trị liệu: Bạn có thể cân nhắc những bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, đơn giản để hỗ trợ sức mạnh xương khớp. Tuy nhiên, bạn nên nhận tư vấn bác sĩ trước khi tập luyện để có lộ trình tập phù hợp và đúng cách. - Massage liệu pháp: Phương pháp này có ích đối với những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, bởi vì giúp cho hệ tuần hoàn máu tăng lên và giãn cơ tốt hơn.

4.3. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa gồm có 2 phương pháp phẫu thuật. - Phẫu thuật lấy nhân đệm: Phương pháp này được xem là “chìa khóa vàng” trong chữa trị thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, phẫu thuật lấy nhân đệm sẽ thực hiện cắt bỏ phần nhỏ đĩa đệm nhằm giải phóng chèn ép rễ thần kinh, hạn chế tai biến tối thiểu cho người bệnh. - Phẫu thuật cắt bản sống: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị hẹp ống sống. Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ để hiểu rõ hơn về đau thần kinh tọa:

5. Phương pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Để đảm bảo phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa, các bạn cần phải có những cách ngăn ngừa tốt nhất và phải ngăn ngừa ngay từ đầu: - Bảo đảm hoạt động đúng tư thế, chẳng hạn, đi, đứng, ngồi thẳng lưng, hạn chế mang vác vật nặng liên tục, không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Nếu phải ngồi lâu thì hãy vận động bằng cách đứng lên và thực hiện các động tác thể dục đơn giản. - Không nên mang vác vật nặng trong một thời gian quá dài vì có thể ảnh hưởng không tốt tới cột sống. - Bạn cũng nên thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế rượu bia, thuốc lá và kiểm soát cân nặng, tránh béo phì. - Ngoài ra, nên tập luyện thêm thể dục thể thao đều đặn để cơ thể luôn khỏe mạnh.
phong-tranh-dau-than-kinh-toa.png
Duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh, hạnh phúc
Đau thần kinh tọa có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, cơ thể cũng như cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu nhận ra các triệu chứng của bệnh thì nên tới ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.