Share
Explore

Chi phí mở quán cafe

không phải là một câu chuyện đơn giản. Nó chắc chắn phức tạp hơn rất nhiều so với suy nghĩ của bạn. Đặc biệt là đối với những bạn mới bắt đầu khởi sự một quán cafe mới. Mọi sự khó khăn, cộng với tâm lý sợ đốt tiền khiến các bạn chùn tay. Nhưng, nếu bạn thấu hiểu về chi phí setup quán cafe, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

A. Chi phí cố định khi setup một quán cà phê

Đây là loại chi phí bạn phải bỏ ra thì mới có được quán cafe. Chắc chắn rằng loại chi phí này bạn phải chi từ đầu. Từng loại chi phí chi tiết như sau:

1. Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng là loại chi phí đầu tiên bạn phải đối mặt. Tuỳ thuộc vào quy mô và chiến lược bạn hoạch định mà tiền chi cho hạng mục này sẽ khác nhau.
Cho dù bạn mua hay thuê chỗ để mở quán thì chi phí sang sửa vẫn là loại chi phí cố định. Vì bạn phải làm lại quán cafe theo phong cách mình đã chọn; nhắm đúng và hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nếu việc sang sửa từ 50% hiện trạng trở lên, chi phí cho hệ thống và nhân công cũng được tính vào chi phí cố định. Cụ thể các khoản chi phí trên như sau:
+ Tiền thuê mặt bằng 01 năm: khoảng 150 triệu. (Chưa tính tiền cọc).
Hãy lựa chọn loại mặt bằng bạn ưng ý. Nhưng nó cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để kinh doanh.
+ Tiền sửa sang, tái thiết và trang trí: 25 triệu.
Có thể thấp hơn nếu như quán nhỏ và tự thực hiện. Hoặc bạn có thể tham khảo giá setup quán cafe từ các dịch vụ bên ngoài. Nên chọn dịch vụ trọn gói, vì sẽ được hỗ trợ nhiều hơn.
+ Tiền lắp đặt hệ thống điện nước (nếu chưa có): khoảng 10 triệu – 15 triệu. Khoản này phụ thuộc vào vị trí địa lý của quán, tiền công, hệ thống trước.
Nếu được, bạn nên tận dụng hệ thống sẵn có từ trước. Chỉ cần làm thêm các phần cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền công.
dich-vu-setup-quan-cafe.jpg

2. Chi phí trang thiết bị

Chi phí cho trang thiết bị là một trong những hạng mục tiêu tốn nhất. Bạn phải đầu tư một số tiền khá lớn cho trang thiết bị, mục tiêu cuối cùng là để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.
Từ màu sắc, chất liệu làm quầy pha chế; bàn ghế, chén, ly, muỗng; đồ vật trang trí,…; cho đến máy pha cà phê, máy xay cafe, máy đánh kem;… Tất cả đều nằm trong tầm nhìn của khách hàng và bạn phải làm cho nó hoàn hảo nhất.
Máy pha cà phê
Máy pha cà phê sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với cách pha cà phê bằng phin. Nếu phù hợp với chiến lược kinh doanh và bạn có điều kiện, hãy sắm máy pha cà phê. Hiện có rất nhiều loại máy pha cà phê trên thị trường. Kinh nghiệm từ những chuyên gia trong ngành thì bạn nên lựa chọn các loại được sản xuất tại Ý hoặc Hà Lan.
Khi lựa chọn máy pha cà phê, bạn cần phải thật tỉ mỉ và cẩn trọng. Hãy dựa vào cách bạn setup quán cà phê mà lựa chọn loại phù hợp. Ví dụ như: màu sắc; dung tích; loại pha tự động hay bán tự động; công suất phục vụ của máy là bao nhiêu;…
Liệt kê hết những tiêu chí về máy pha cà phê và bạn sẽ lựa chọn đúng được loại máy mình cần. Tuỳ thuộc quy mô quán cafe của bạn nhỏ hay lớn, lượng khách dự đoán nhiều hay ít. Chi phí cho máy pha cà phê: dao động từ 30 triệu đến 200 triệu.
Máy xay cà phê
Đa số các quán cà phê được setup hiện nay không trang bị máy xay cà phê. Bởi sản phẩm thường dùng là các loại cà phê đã được xay thành bột. Và máy xay cà phê là không cần thiết. Nhưng nếu bạn am hiểu về cà phê, mua máy xay cà phê lại cực kỳ có lợi.
Mỗi công thức cà phê sẽ cho một vị đặc trưng riêng. Bạn có thể phối công thức riêng của mình để tạo nên sự khác biệt. Theo quy trình, phối công thức được thực hiện sau khi cà phê được xay thành bột. Nếu bạn sở hữu một máy xay cà phê, bạn có thể tùy ý phối công thức của mình.
Cũng tuỳ vào quy mô của quán cà phê mà bạn nên mua máy xay cà phê phù hợp. Giá máy xay cà phê dao động từ 1 triệu đến 30 triệu. Nếu quán nhỏ, bạn có thể tuỳ chọn các loại máy xay dưới 1 triệu.
setupquancafe.net.jpg
Máy xay sinh tố, máy ép trái cây
Mở quán cà phê không có nghĩa là bạn chỉ bán cà phê không. Bạn nên mở rộng danh mục sản phẩm của mình với nhiều loại nước uống khác nhau. Như vậy, bạn có thể đáp ứng được nhiều hơn các đối tượng khách hàng. Đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng để tăng tính trải nghiệm lên cao hơn.
Danh mục sản phẩm ngoài cà phê thì thức uống dễ nhất là sinh tố, nước trái cây. Vì vậy bạn nên trang bị cho quán mình máy xay sinh tố, máy ép trái cây.
Máy xay sinh tố hiện nay cũng khá rẻ và có khá nhiều sự lựa chọn. Dựa vào menu của bạn mà chọn loại máy xay sinh tố phù hợp. Giá máy xay sinh tố dao động từ 700 ngàn đến 5 triệu. Máy ép trái cây cũng vậy.
Tủ lạnh, tủ mát
Trong quá trình setup quán cà phê, bạn phải lựa chọn nơi bảo quản nguyên vật liệu. Nhiều nguyên vật liệu phải bảo quản ở trạng đông lạnh hoặc nhiệt độ không cao, đó là lúc bạn cần đến tủ lạnh, tủ mát.
Tủ lạnh hiện nay có rất nhiều loại với các mẫu mã cực kỳ đẹp. Nếu có điều kiện, bạn nên mua loại tủ lạnh vừa đẹp, vừa thuận tiện. Nó sẽ giúp khu vực pha chế của quán thêm phần thẩm mỹ, chuyên nghiệp hơn.
Tủ mát cũng là một trợ thủ mà không quán cà phê nào thiếu được. Bạn có thể trưng bày các sản phẩm đi kèm cà phê để khách hàng lựa chọn. Ví dụ như các loại bánh, kem, kẹo, …
Hoặc bạn chỉ cần mua loại tủ mát như các tiệm tạp hoá để bảo quản nguyên liệu. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Chi phí cho tủ lạnh, tủ mát: khoảng 7 triệu đến 15 triệu tuỳ loại.
Hệ thống máy POS thanh toán, CRM
Sử dụng hệ thống máy POS thanh toán và hệ thống CRM là điều bạn cần phải làm để công việc quản lý sau này được dễ dàng hơn.
Hệ thống máy POS giúp trải nghiệm khách hàng được tốt hơn. Khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ, không phụ thuộc vào tiền mặt nữa. Kết hợp với hệ thống CRM, bạn dễ dàng quản lý doanh thu của quán.
Chi phí cho việc này khoảng 15 triệu, tuỳ thuộc vào đơn vị bạn thuê.
Hệ thống đèn chiếu sáng, camera an ninh
dich-vu-setup-quan-cafe-tra-sua-tron-goi.jpg
Mục đích cuối cùng của khách hàng khi vào quán cà phê là để thư giãn, gặp gỡ, nói chuyện. Nếu bạn muốn setup quán cà phê thu hút khách hàng, ánh sáng là cách tốt nhất và bạn nên tận dụng nó.
Hãy tạo ra những điểm thu hút trong quán cà phê của bạn bằng những ánh đèn. Tốt hơn nữa là những góc để khách hàng có thể sống ảo được.
Bên cạnh đó là trang bị hệ thống camera an ninh cho quán. Hệ thống giúp bạn dễ dàng quan sát, nắm bắt hoạt động của quán. Từ đó có những hành động phù hợp để quán cafe được vận hành trơn tru.
Chi phí cho hệ thống đèn chiếu sáng: khoảng 5 triệu. Tuỳ loại bạn muốn và nó phải phù hợp với quán cà phê của bạn.
Chi phí cho hệ thống camera an ninh: khoảng 10 triệu. Tuỳ thuộc loại camera bạn mua và đơn vị bạn thuê.
Các vật dụng khác
Các vật dụng như cốc, ly, thìa, gạt tàn,… tuỳ thuộc vào loại bạn muốn. Hoặc theo concept bạn muốn và phù hợp với phong cách bạn chọn.
Bạn nên in logo, tên quán của mình lên các vật dụng để làm thương hiệu. Bất cứ đồ vật, dụng cụ nào khách hàng sử dụng đều thấy thương hiệu của bạn sẽ tạo một sự “nhớ nhung” trong lòng khách hàng.
Chi phí cho các loại vật dụng này khá rẻ, chỉ khoảng 3 triệu – 5 triệu. (Chưa tính chi phí in logo, thương hiệu).
Bàn ghế thì bạn lựa chọn sử dụng đồ gỗ, vì nó dễ gây thiện cảm cho khách hàng. Hơn nữa đồ gỗ bóng cũng dễ vệ sinh hơn các loại sofa, vải.
Chi phí cho bàn ghế: khoảng 10 triệu.

3. Chi phí nguyên vật liệu

Nguyên liệu.jpg
Nguyên vật liệu đầu vào cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh quán cà phê. Ban đầu khi setup quán cà phê, chắc chắn phải có một khoản chi cho nguyên vật liệu. Cụ thể như: đường, sữa, siro, trái cây, sản phẩm bán kèm;… và đặc biệt là nguồn cà phê.
Hiện nay có rất nhiều nguồn cà phê trên thị trường với các thương hiệu khác nhau. Nhưng vấn đề ở đây là bạn không hề biết được, nguồn nào tốt, nguồn nào không tốt.
Cách tốt nhất là bạn nên tiến hành thử nghiệm mẫu thử trước. Sau đó, phân tích loại cà phê đó thật tỉ mỉ. Cuối cùng mới kết luận nguồn cà phê đó có tốt hay không. Đặc biệt là những quán kinh doanh cà phê rang xay, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng là cực kỳ khó khăn.
Trên thực tế, chi phí dành cho nguyên vật liệu dao động trong khoảng 25-40% doanh thu. Vậy nên chi phí ban đầu ước tính dành cho nguyên vật liệu là khoảng 10 triệu.

4. Các loại chi phí cần thiết khác

Mỗi một quán cà phê, phong cách và tập khách hàng khác nhau thì chắc chắn sẽ các khoản chi sẽ khác nhau. Tuỳ thuộc vào các yếu tố như quy mô, phong cách, mô hình,… mà các loại chi phí cần thiết sẽ có sự chênh lệch. Khi bắt đầu kinh doanh, quán cà phê của bạn cần bỏ ra một số tiền chi phí cần thiết này.
Một số khoản chi phí cố định cần thiết tham khảo như:
Tiền lương nhân viên
Nếu bạn tự mình vận hành quán thì có thể bỏ qua khoản chi cho quản lý. Tất nhiên, nếu quán của bạn không lớn và lượng khách cũng không đông đúc.
Nhưng nếu setup quán cafe lớn, chắc chắn phải thuê nhân viên. Nhân viên phục vụ, pha chế, tạp vụ, bảo vệ. Hơn nữa, nếu làm chuỗi lớn, bạn phải thuê cả nhân viên quản lý, giám sát.
Xét mặt bằng chung hiện nay, khoản chi nhân viên như sau:
- Nhân viên phục vụ: 3 triệu – 6 triệu / 1 người / 1 tháng. Nên thuê part-time, sinh viên làm xoay ca. Như vậy không sợ thiếu nhân viên, nhưng sẽ tốn công đào tạo nhiều hơn một chút.
- Nhân viên pha chế: 6 triệu – 7 triệu / 1 người / 1 tháng. Tuỳ vào tay nghề, khả năng để trả lương. Nên ưu tiên những người có kinh nghiệm và làm việc lâu dài.
- Bảo vệ, tạp vụ: Tuỳ thuộc bên công ty cung cấp dịch vụ. Mức chi khoảng 5 triệu – 7 triệu / 1 người – full time.
Chi phí nội thất
phong-cach-thiest-ke-hien-dai..jpg
Khoản tiền chi cho nội thất là khoản tiền ban đầu, khấu hao theo từng tháng. Ví dụ như: tiền decor trang trí quán; tivi, cây cảnh, loa, … Bạn nên thuê ngoài các , vì như thế có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cũng giúp bạn dễ dàng thành công và thu được lợi nhuận cao.
Tổng mức chi phí cho nội thất ban đầu nên tối giản hoá, khoảng 30 - 35 triệu.
Như vậy, tổng mức chi phí cố định ban đầu khi setup quán cà phê là khoảng 320 triệu.

B. Chi phí duy trì quán sau khi setup quán cà phê

Sau khi setup xong quán cà phê, bạn sẽ làm gì? Chắc chắn là khai trương và kinh doanh rồi!
Nhưng, lúc này bạn sẽ bắt đầu gặp những vấn đề, những rắc rối mới. Trong tháng đầu tiên, bạn phải đẩy mạnh mảng truyền thông của quán. Từ kênh online cho tới offline, quảng cáo, PR,… mục đích là để thu hút khách hàng. Ngoài ra còn các khoản chi phí khác nữa mà bạn phải tính đến, đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

1. Dòng vốn lưu động vận hành quán cà phê

Một kinh nghiệm nữa cho bạn: trong vòng 3 tháng đầu khi mở quán cà phê, chắc chắn sẽ không có lời. Bởi doanh thu của bạn sẽ cực kỳ thấp, và nó không đủ để chi trả chi phí. Vì vậy, để vận hành quán cà phê ổn định trong 03 tháng đầu, bạn phải có dòng vốn lưu động.
Mức vốn bạn cần sẽ rơi vào khoảng từ 50 triệu đến 100 triệu cho quán nhỏ. Khoảng 250 triệu – 400 triệu cho quán tầm trung. Thậm chí là 1 tỷ – 2 tỷ cho quán cà phê cỡ bự, sân vườn diện tích cực rộng.
Vấn đề này là điều tiên quyết. Nó quyết định sự sống còn của quán cà phê trong 03 tháng đầu khai trương. Chi lương nhân viên, sắm sửa trang thiết bị; các chương trình khuyến mãi khai trương, quảng cáo, tặng quà, voucher,…

2. Chi phí thanh toán

phong-cach-thiest-ke-hien-dai...jpg
Đây là các khoản phí hằng tháng cho wifi, điện, nước. Đây là những khoản thanh toán bắt buộc hằng tháng, nhưng sẽ chênh nhau theo từng tháng, không đáng kể.
Tuy nhiên, bạn nên theo dõi những hoá đơn này định kỳ theo quý. Phát hiện và ngăn chặn những sự thay đổi đột biến. Ví dụ như: số trên hóa đơn và số nhập hệ thống không đúng; câu trộm điện từ quán; băng thông wifi luôn gặp tình trạng tắc nghẽn;…

3. Chi phí phát sinh

Các loại chi phí bạn không ngờ đến là loại chi phí phát sinh. Đây là các khoản phải chi nhưng trong kế hoạch bạn chưa liệt kê đến.
Ví dụ:
+ Khoản chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh;
+ Khoản chi phí thiết kế lại Menu của quán; (tất nhiên là sau khi lượng lớn khách hàng không thích Menu của quán)
+ Khoản chi cho việc làm thương hiệu (nếu bạn muốn mở chuỗi lớn). Có thể như là: quần áo, đồng phục nhân viên; logo, bảng hiệu trong và ngoài quán; in tờ rơi, voucher, logo lên các dụng cụ, quà tặng khách hàng;…
+ Khoản chi phí sửa chữa cho trang thiết bị hỏng hóc, thay đổi phụ tùng. Có thể là: tủ lạnh, máy pha cà phê, máy xay cafe, tivi, màn hình máy chiếu,…
+ Khoản chi phí phòng cháy chữa cháy: đây là khoản bắt buộc. Bạn phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng chống cháy nổ. Cụ thể là bình cứu hoả, dây phun vòi rồng; trụ hoặc khu vực cấp nguồn nước ưu tiên,…
Trên đây là một số khoản chi phí duy trì sau khi setup quán cà phê xong. Đó đều là những khoản chi bắt buộc bạn phải có trong 03 tháng đầu. Bạn hãy tham khảo và nên chuẩn bị đầy đủ nhé!

Tổng kết

Bạn thấy đấy, việc setup một quán cà phê và để kinh doanh tiêu tốn khá nhiều chi phí. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch tốt nhất, lường trước các tình huống xấu nhất.
Nếu không có nhiều điều kiện, bạn nên đầu tư đúng cách. Hãy đầu tư vào những hạng mục cần thiết và bắt buộc trước. Sau đó thu hồi doanh thu theo từng tháng, khấu trừ và đầu tư vào các hạng mục tiếp theo.
Và một điều rất quan trọng nữa: hãy bắt kịp nhịp thay đổi của thị trường. Theo kịp phong cách, hương vị được ưa chuộng để thu hút khách hàng.
Địa chỉ: 255 Ngõ 281 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0978.678.219
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.