Bảo dưỡng máy chà sàn không tốn nhiều thời gian nhưng mang lại rất nhiều lợi ích. Việc đưa quy trình này vào kế hoạch chăm sóc máy định kỳ là rất cần thiết.
1. Bảo dưỡng máy chà sàn định kỳ có quan trọng không?
1.1 Máy vận hành khỏe hơn
Sử dụng máy mà không bảo trì sẽ làm giảm hiệu suất do lực cơ học và nhiệt độ cao. Kiểm tra và vệ sinh máy thường xuyên, phát hiện và xử lý lỗi kịp thời sẽ giúp máy duy trì hiệu suất làm việc. Máy đánh sàn công nghiệp sẽ vận hành liên tục mà không bị nóng hay giảm hiệu suất, kéo dài tuổi thọ lên đến hàng chục năm.
được bảo trì thường xuyên sẽ không bị xuống cấp. Mọi sự cố sẽ được khắc phục ngay lập tức, phụ kiện hao mòn sẽ được thay mới. Điều này giúp máy duy trì phong độ làm việc dù đã sử dụng trong nhiều năm.
1.3 Ít hỏng lỗi nghiêm trọng
Những hư hỏng lớn thường xảy ra do không bảo dưỡng định kỳ. Những sự cố nhỏ không được xử lý sẽ dần trở nên nghiêm trọng, và nhiều sự cố cùng lúc sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Các rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách kiểm tra định kỳ.
1.4 Giá trị cao khi thanh lý
Máy được chăm sóc thường xuyên sẽ giữ được linh kiện tốt, không bị xuống cấp. Khi thanh lý, kỹ thuật viên sẽ đánh giá cao giá trị máy dựa trên sự bảo dưỡng tốt của bạn.
1.5 Giữ an toàn tối đa khi điều khiển
Sự mất an toàn khi vận hành máy thường do hư hỏng lớn như rò rỉ điện, chập cháy động cơ. Bảo dưỡng định kỳ sẽ loại bỏ những rủi ro này, đảm bảo an toàn khi sử dụng máy.
2. Bảo dưỡng máy chà sàn đúng quy trình
2.1 Kiểm tra nguồn điện hoặc sạc pin
Kiểm tra chi tiết này nhằm đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả năng lượng của thiết bị. Rà soát các chi tiết như jack cắm, dây điện, độ đầy của ắc quy và đảm bảo các bộ phận không có gì bất thường. Sạc đầy pin cho ắc quy trước khi sử dụng.
2.2 Kiểm tra bàn chà máy
Kiểm tra bàn chà để xem có bị hao mòn hay không. Đây là bộ phận tiếp xúc với bề mặt cần làm sạch, nếu mất đi độ ma sát sẽ ảnh hưởng đến chức năng của máy.
2.3 Kiểm tra phần hút
Phần hút giúp sàn nhà khô sau khi vệ sinh. Kiểm tra lá cao su để đảm bảo khả năng thu hồi nước thải. Nếu lá cao su bị mòn, cần thay mới hoặc điều chỉnh lại.
2.4 Kiểm tra động cơ
Đối với máy đánh sàn thì động cơ chính là bộ phận quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng. Kiểm tra động cơ ở cả trạng thái không hoạt động và hoạt động. Nếu phát hiện hao mòn, nứt vỡ, tiếng ồn, rung mạnh hoặc nóng máy, cần sửa chữa hoặc thay mới.
2.5 Vệ sinh thùng chứa nước
Vệ sinh thùng chứa để loại bỏ cặn bẩn. Loại bỏ hết nước, thêm chất tẩy rửa và dùng cọ dài để chà rửa. Và sau đó cần phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần đảm bảo loại bỏ hết hóa chất.
2.6 Lau các bộ phận ngoài máy
Các chi tiết bên ngoài của máy có thiết kế tinh gọn, làm bằng vật liệu chống ẩm nên việc vệ sinh rất đơn giản.
3. Bảo dưỡng máy đánh sàn cần lưu ý
3.1 Đảm bảo nguồn điện đã được ngắt
Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật khi kiểm tra máy. Đây là điều cần làm trước tiên khi bảo dưỡng thiết bị.
3.2 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lưu ý của nhà sản xuất
Đọc hướng dẫn sử dụng để nắm rõ cấu tạo chi tiết và những điểm cần lưu ý. Việc này giúp hạn chế sai sót khi bảo dưỡng.
3.3 Tháo lắp máy khi có kinh nghiệm
Nếu không hiểu biết về thiết bị điện, việc tự ý tháo lắp máy sẽ rất rủi ro. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và không đảm bảo chất lượng bảo trì.
3.4 Ghi nhớ lịch bảo dưỡng
Bảo trì cần được duy trì đều đặn qua thời gian. Lên lịch rõ ràng trong khoảng 3-6 tháng và ghi nhớ lịch trên điện thoại hoặc ghi ra giấy và dán vào máy để tiện quan sát.