Share
Explore

Aptech giải đáp: Làm tester có cần biết code không?

Một tester cần phải nắm vững các kiến thức chuyên ngành cũng như sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ kiểm thử phần mềm. Vậy làm tester có cần biết code không? sẽ bật mí lời giải đáp ngay dưới bài viết này, cùng theo dõi nhé.

Làm tester có cần biết code không?

Theo ➡️➡️ , để xác định được tester có cần biết code không, điều này tùy thuộc vào vai trò của tester trong từng dự án. Hiện nay, tester sẽ được phân thành hai loại gồm:
Quality Analyst (phân tích chất lượng): có nhiệm vụ kiểm tra thiết kế cùng các chức năng của phần mềm sau giai đoạn phát triển và có thể không cần biết code bởi vai trò của Quality Analyst có thể không mang tính kỷ luật như lập trình viên.
SDET (kỹ sư thiết kế phần mềm đang thử nghiệm) thì khác, họ cần hiểu rõ hoạt động của phần mềm như cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra, họ còn tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm, dữ liệu cũng như thiết kế giao diện người dùng.
Như vậy, có thể thấy vai trò của SDET khó khăn hơn so với Quality Analyst bởi liên quan đến công việc của nhà phát triển và kiểm thử viên. Chính vì vậy, bên cạnh các kiến thức về kiểm thử, kỹ năng mềm, tư duy logic thì SDET còn cần phải biết code nữa.
image.jpeg
Làm tester có cần biết code không?

Đặc trưng của một tester giỏi?

Tùy theo nhu cầu cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm phần mềm mà phương pháp kiểm thử phần mềm sẽ thay đổi. Aptech cho rằng, một Quality Analyst hay phần mềm tốt sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành quá trình kiểm thử.
Bởi vậy, một tester giỏi sẽ có những đặc trưng sau:
Nắm vững kiến thức về lĩnh vực phần mềm
Có tư duy logic tốt
Có kiến thức tốt về kỹ năng lập trình

Cần kiến thức code thế nào để trở thành tester giỏi?

Theo thông tin do Aptech tổng hợp, về cơ bản thì kiểm thử phần mềm có 2 phương pháp là kiểm thử tự động và kiểm thử thủ công. Tuy nhiên, ở cấp độ nâng cao thì kiểm thử phần mềm được chia thành 3 phương pháp là kiểm thử hộp đen, kiểm thử hộp xám và kiểm thử hộp trắng.
Với phương pháp kiểm thử hộp đen, tester không cần biết về code, thay vào đó họ chỉ cần kiểm tra phần mềm thông qua việc nhập dữ liệu cũng như kiểm tra đầu ra.
Với phương pháp kiểm thử hộp trắng, tester cần phải có kiến thức về code và sẽ giúp họ thuận lợi hơn khi biết về các ngôn ngữ lập trình như: C, C++, C#,…
Với phương pháp kiểm thử tự động thì tester cũng cần biết code bởi phương pháp này bao gồm code coverage, statement,…nên tester cần phải có kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu cũng như kỹ năng lập trình.
Thi thoảng tester cũng cần xác minh cơ sở dữ liệu nên phải có kiến thức cơ bản về các lệnh SQL như của 'create', 'and’, 'update ','select'. Đồng thời, "SQL injection" cũng là 1 trong các kỹ thuật được sử dụng với mục đích hack cơ sở dữ liệu thông qua việc chèn lệnh không mong muốn.
Không chỉ vậy, để nâng cao khả năng bảo mật phần mềm, tester còn cần phải có kiến thức về SQL cũng như các lệnh JavaScript. Bên cạnh đó, trong Agile Testing, để kiểm thử phần mềm thì tester thường làm việc với một hay một nhóm lập trình viên nên bắt buộc họ phải biết code để tạo ra được kịch bản test auto.

Một vài lưu ý quan trọng dành cho nhân viên kiểm thử phần mềm

Nhân viên kiểm thử phần mềm cần có kiến thức về kiểm thử bằng tay, các ngôn ngữ để viết test script như Javascript,...Nhờ vậy, kỹ năng kiểm thử phần mềm của bạn sẽ được đánh giá cao.
Nếu muốn thành một tester, bạn cần chuẩn bị các kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình như Java, VBscript. Dù đây không phải là điều bắt buộc nhưng khá cần thiết với hầu hết tester. Ngoài ra, sẽ là một lợi thế trong công việc nếu bạn nắm vững về SQL, DBMS.
Một số yếu tố như thái độ, tư duy phân tích và kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp Quality Analyst trong việc phân tích phần mềm.
Qua bài viết mà Aptech Vietnam vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đã biết làm tester có cần biết code không. Ngoài ra, nếu đang quan tâm đến các khóa học lập trình, bạn hãy liên hệ ngay với FPT Aptech - Nơi ➡️➡️ hàng đầu Việt Nam hiện nay để được tư vấn chi tiết nhé.
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.