Share
Explore

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?

Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ đó khắc phục được đa số tình trạng khiếm khuyết của răng. Rất nhiều khách hàng băn khoăn không biết nên niềng răng trong suốt hay mắc cài. Thế nên Bệnh viện niềng răng sẽ tổng hợp một số vấn đề bạn có thể dựa vào để chọn loại chỉnh nha phù hợp với mình. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài là băn khoăn của nhiều khách hàng. Cả hai phương pháp này đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để lựa chọn phương pháp phù hợp với mình, bạn có thể xét đến các tiêu chí sau:

Xét về tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ là yếu tố bạn cần quan tâm khi lựa chọn nên niềng răng trong suốt hay mắc cài.
Đối với chỉnh nha mắc cài:
Đây là kỹ thuật niềng sử dụng bộ khí cụ gồm dây cung, mắc cài để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Với lực được tạo ra từ dây cung kết hợp với lò xo, thun, vis, răng dần được di chuyển theo hướng nhất định. Chỉnh nha mắc cài sẽ gồm mắc cài sứ và mắc cài kim loại.
Mắc cài kim loại không đảm bảo tính thẩm mỹ vì hệ thống khí cụ rất dễ bị lộ khi người niềng ăn uống, giao tiếp. So với mắc cài kim loại thì mắc cài sứ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ hơn. Thế nhưng nếu nói chuyện ở khoảng cách gần thì người đối diện vẫn dễ nhận ra.
2.jpg
Niềng răng mắc cài không mang lại tính thẩm mỹ cao
Đối với chỉnh nha trong suốt:
Trong khi niềng răng mắc cài không mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao thì niềng răng trong suốt lại khắc phục nhược điểm này một cách hiệu quả. Bởi vì máng niềng có màu trong suốt. Do đó nên trong bất cứ hoạt động nào người đối diện cũng khó nhận ra bạn đang đeo niềng. Đây là phương pháp chỉnh nha mang lại tính thẩm mỹ cao nhất, phù hợp với đối tượng khách hàng thường xuyên phải giao tiếp.

Xét về mặt trải nghiệm

Máng niềng trong suốt được làm từ nhựa cao cấp. Chất liệu dẻo, mềm nhưng vẫn ôm khít vào chân răng. Nhờ đó mang đến cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người sử dụng. Ngược lại, hệ thống khí cụ của kỹ thuật niềng răng mắc cài lại khá vướng víu, cồng kềnh. Thế nên trong quá trình sử dụng người niềng sẽ thường xuyên cảm thấy môi má bị đau, nhiệt miệng do mắc cài gây xước. Hơn nữa, việc vệ sinh khi đeo mắc cài cũng khá phức tạp và tốn thời gian hơn. Trong khi đó khay niềng trong suốt lại có thể dễ dàng tháo ra mỗi khi vệ sinh răng miệng.
3.jpg
Chỉnh nha không mắc cài mang đến trải nghiệm tốt hơn phương pháp truyền thống
Nhìn chung, chỉnh nha trong suốt sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Phương pháp niềng này đặc biệt phù hợp với những bạn có sở thích ăn uống và không biết chắc chắn cách vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài truyền thống.
Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng các quy định của bác sĩ khi lựa chọn chỉnh nha trong suốt. Đó là đeo máng niềng ít nhất 22 tiếng mỗi ngày. Nếu vì quên mang sau khi ăn uống hoặc những lý do khác thì hiệu quả dịch chuyển răng sẽ không cao. Từ đó khiến quá trình chỉnh nha diễn ra kéo dài hơn.
Ngược lại, mắc cài truyền thống được gắn cố định lên trên răng. Do đó nên bạn không cần lo lắng về thời gian đeo niềng như mắc cài trong suốt.

Xét về độ hiệu quả

Trước đây, chỉnh nha trong suốt chỉ được áp dụng cho những trường hợp răng bị khiếm khuyết không quá nghiêm trọng như răng bị khấp khểnh nhẹ, kẽ thưa nhỏ hoặc bị sai lệch nhẹ,... Thế nhưng nhờ công nghệ ngày càng phát triển, kỹ thuật niềng răng không mắc cài đã có thể được áp dụng cho tất cả các trường hợp răng bị khiếm khuyết từ đơn giản đến phức tạp như khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, hô, móm,...
Chính vì thế, xét về tính hiệu quả thì niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt là như nhau.
4.jpg
Niềng răng trong suốt hay mắc cài đều có hiệu quả nắn chỉnh răng như nhau

Xét về chi phí

Trước khi lựa chọn nên niềng răng trong suốt hay mắc cài, bạn cần quan tâm đến yếu tố chi phí. Để từ đó đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện kinh tế của mình.
Bởi vì mang lại tính thẩm mỹ cao nên chỉnh nha không mắc cài cao hơn gấp 2 - 3 lần kỹ thuật niềng truyền thống. Thế nhưng với những lợi ích nổi bật, niềng răng trong suốt vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn.
5.jpg
Niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn niềng răng mắc cài gấp 2 - 3 lần
Với chỉnh nha mắc thì thì chi phí sẽ khác nhau đối với mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Mắc cài chất liệu sứ sẽ đắt hơn so với mắc cài kim loại.

Niềng răng ở đâu uy tín, chất lượng?

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tính chất công việc của bạn. Thế nhưng dù lựa chọn phương pháp nào thì khách hàng cũng cần tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Nhằm đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn, hiệu quả. Là hệ thống nha khoa theo tiêu chuẩn Châu Âu, DAISY DENTAL là địa chỉ Bệnh viện niềng răng gợi ý đến bạn.
Nha khoa DAISY là nơi tập hợp hơn 100 y, bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản trong lĩnh vực chỉnh nha chuyên sâu. Các chuyên gia cũng từng có thời gian tu nghiệp tại nhiều quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Singapore, Mỹ, Anh,... Do đó nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn cơ sở này.
PPT02178.jpg
Nha khoa DAISY là địa chỉ niềng răng bạn có thể gửi gắm niềm tin
Đặc biệt, hệ thống trang thiết bị cũng là điểm góp phần tạo nên thành công của các ca chỉnh nha. Phòng khám hiện đang sở hữu loạt máy móc hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Trong đó, nổi bật là công nghệ quét dấu răng iTero Element hiện đại bậc nhất thế giới. Đây là thiết bị giúp “tiên tri” kết quả chỉnh nha chỉ sau 60s.
Quá trình chỉnh nha tại DAISY DENTAL khép kín, đảm bảo tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt của Hệ thống Nha khoa Thế giới và Bộ Y tế. Từng bước, từng khâu trong quy trình đều được chăm chút kỹ lưỡng. Đảm bảo mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.
Bài viết trên đây đã tổng hợp các yếu tố cần quan tâm trước khi thực hiện chỉnh nha. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Lựa chọn nên niềng răng trong suốt hay mắc cài sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của riêng biệt của mỗi khách hàng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Bệnh viện niềng răng để được hỗ trợ nhé!

Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.