Share
Explore

Dán Răng Sứ Veneer: Khi Nào Nên Làm Và 2 Lưu Ý Cần Nhớ

Răng sứ Veneer là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ khá được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm, giúp bạn có hàm răng trắng sáng, rạng rỡ, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện . Dưới đây là những thông tin hữu ích nhất về kỹ thuật dán răng sứ này, được chúng tôi tham khảo từ đơn vị nha khoa uy tín hàng đầu cả nước -

Răng Sứ Veneer Là Gì? Khi Nào Nên Dán Sứ?

dan-su-veneer-la-gi-1.png

Dán răng sứ Veneer là kỹ thuật dùng miếng dán Veneer có độ dày từ 0,3 - 0,5mm dán lên bề mặt răng, qua đó khắc phục được những khuyết điểm trên răng. Nếu như bọc răng sứ cần phải thực hiện mài cùng thì dán răng sứ Veneer chỉ cần mài một lớp mỏng và không gây cộm cho răng.
Nhờ đặc tính mỏng của miếng Veneer nên giúp màu răn được thể hiện khá tự nhiên, khả năng cảm nhận đồ ăn, nhiệt độ cũng nhạy bén y như răng thật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được kỹ thuật dán sứ Veneer.

Đối tượng được chỉ định

Răng mòn.
Chân răng ngắn.
Răng bị sứt mẻ, chấn thương.
Răng thưa, có kẽ hở.
Răng lệch, phát triển không đều.
Răng bị ố vàng, đổi màu do dùng thuốc lá, cafe.
Người đã từng thực hiện tẩy trắng răng nhưng không hiệu quả.

Chống chỉ định

Người bị viêm nha chu.
Răng mọc lệch.
Răng sai khớp cắn.
Bị sâu răng, từng chữa tủy

Ưu điểm và hạn chế khi dán răng sứ Veneer

Có nên dán Veneer không là thắc mắc của nhiều người vì hiện nay có khá nhiều phương pháp thẩm mỹ răng khác nhau, rất khó để lựa chọn. Theo các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của nhiều người, dán răng sứ Veneer có rất nhiều ưu điểm, cụ thể:
Tính thẩm mỹ cao: Răng sứ Veneer mang tính thẩm mỹ khá cao, giúp khắc phục tình trạng răng bị vàng ố, bạn sẽ tự tin hơn khi sở hữu hàm răng trắng, nụ cười tươi.
Độ bền cao: Miếng dán Veneer có độ bền lên đến 10 - 15 và được bảo hành nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Không tác động đến răng thật: Dán sứ Veneer không tác động và không gây tổn hại quá nhiều đến răng thật. Phương pháp pháp này cũng được kiểm chứng là không gây chết tủy.
Không ảnh hưởng chức năng nhai: Kỹ thuật này chỉ tác động lên mặt ngoài của răng nên việc ăn uống mỗi ngày sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Tuy nhiên, dán răng sứ Veneer cũng tồn tại một số hạn chế như:
Cần kỹ thuật giỏi: So với bọc răng sứ thì dán Veneer phức tạp hơn nhiều, bác sĩ cần thực hiện tỉ mỉ, nếu sai lệch một chút thì miếng dán có thể bị rơi ra ngoài sau một thời gian sử dụng.
Cần công nghệ cao: Để tạo nên mặt sứ phù hợp thì cần áp dụng công nghệ 3D CAD/CAM. Đây là công nghệ mới, hiện đại, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn, đã qua đào tạo.

Quy trình thực hiện dán răng sứ Veneer chuẩn y khoa

Khi thực hiện dán răng sứ Veneer, nha sĩ sẽ tiến hành theo 5 bước cơ bản sau đây:

Bước 1 - Thăm khám tổng quát

Đây là bước quan trọng giúp xác định tình trạng răng miệng và xem xét có thể dán sứ được hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, kiểm tra mức độ phù hợp để thực hiện. Nếu như răng miệng bị các bệnh như viêm nha chu, sâu răng,... thì cần được tiến hành điều trị trước khi thực hiện.

Bước 2 - Mài răng

Để chuẩn bị làm răng, nha sĩ sẽ mài bỏ men răng ở mặt trước cũng như 2 bên. Điều này sẽ tạo điều kiện để dán Veneer dễ dàng và chính xác hơn.

Bước 3 - Nha sĩ tiến hành lấy dấu hàm, chọn màu răng

Để biết kích thước của răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm bằng cao su nha khoa chuyên biệt. Sau đó, tham khảo ý kiến khách hàng và chọn màu sắc răng tương ứng với màu răng hiện tại.

Bước 4 - Tạo hình mô phỏng Veneer

Mẫu lấy hàm sẽ được gửi đến Labo của cơ sở thực hiện để mô phỏng hình ảnh trên phần mềm 3D. Trong thời gian chờ đợi, nha sĩ sẽ gắn răng giả lên.

Bước 5 - Dán Veneer cho răng

Sau khi Veneer được gửi về, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến đặt thử và điều chỉnh sao cho phù hợp và không gây khó chịu. Sau đó, bề mặt răng cũng như khoang miệng sẽ được làm sạch và đặt miếng dán sứ lên.
Khi đã hoàn thành quy trình dán răng sứ Veneer, nha sĩ sẽ đánh giá và kiểm tra lại mức độ chịu lực của răng. Mục đích là đảm bảo chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ cho răng. Bên cạnh đó, bạn cũng được hướng dẫn về cách vệ sinh cũng như chăm sóc răng miệng sao cho đảm bảo miếng dán được bền và duy trì màu sắc.

Dán răng sứ Veneer giá bao nhiêu? Cách xác định giá dán răng sứ

Giá dán răng sứ Veneer cũng như tuổi thọ của răng sẽ khác nhau ở mỗi đối tượng thực hiện và nó còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:

Chất lượng của miếng dán

Tại những cơ sở nha khoa lớn và chất lượng, miếng Veneer sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài với nền nha khoa hàng đầu. Nếu dùng miếng dán kém chất lượng, răng có thể bị nhiễm màu, nứt vỡ. Ngoài ra, bạn cũng dễ bị mắc các bệnh về răng miệng và có thể bị mất răng.

Chuyên môn của người thực hiện

Để miếng dán được hiệu quả, việc tính toán chính xác loại sứ phù hợp, mài răng bao nhiêu, dán như thế nào,... là rất cần thiết. Miếng dán sứ Veneer nếu được thực hiện từ những người có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm thì chi phí sẽ cao hơn những người không có quá nhiều kinh nghiệm trong ngành.
Giá răng sứ Veneer phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dao động từ 6 - 10 triệu/răng.

Hệ thống trang thiết bị thực hiện dán sứ

Hệ thống trang thiết bị không chỉ ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ mà còn ảnh hưởng đến giá thực hiện. Những cơ sở nha khoa với trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao giá chắc chắn sẽ cao hơn những cơ sở không cập nhật, thay mới trang bị.

Tùy thuộc vào mặt dán sứ

Hiện nay trên thị trường có các mặt dán sứ Veneer là: Lee Sapphire, E.Max, Cercon, Ceramill,... Mỗi chất liệu sẽ phù hợp với một tình trạng răng khác nhau và chi phí cũng không giống nhau.
Nhìn chung, mức giá dán răng sứ Veneer hiện nay đang có 2 mức như sau:
Mặt sứ Emax (CA/CAM) giá từ 6 triệu/răng.
Mặt Veneer thủy tinh giá từ 10 triệu/răng.

Khi đã hoàn thành quy trình dán răng sứ Veneer, nha sĩ sẽ đánh giá và kiểm tra lại mức độ chịu lực của răng. Mục đích là đảm bảo chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ cho răng. Bên cạnh đó, bạn cũng được hướng dẫn về cách vệ sinh cũng như chăm sóc răng miệng sao cho đảm bảo miếng dán được bền và duy trì màu sắc.

Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.