Share
Explore

Bọc răng sứ bị hở – nguyên nhân do đâu?

Không phải kết quả bọc răng sứ lúc nào cũng được trọn vẹn. Vì một số nguyên do nào đó mà sau khi gây mất thẩm mỹ và một số biến chứng nguy hiểm khác. Vậy, có cách nào khắc phục được không? Cùng Rich Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chưa chính xác

Mài răng là thao tác rất quan trọng trong quá trình bọc răng sứ. Răng được mài đúng tỷ lệ sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro về sau. Thế nhưng, một số bác sĩ có tay nghề yếu kém đã phán đoán sai tỷ lệ, khiến cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều. Khi chân răng bị tổn thương sẽ dần suy yếu, và sau cùng sẽ gây ra tình trạng tụt nướu làm răng sứ bị hở ra.

Răng sứ chế tác sai kích thước

Từ việc lấy dấu hàm cho đến chế tác mão răng sứ đều đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Việc sử dụng dụng cụ lấy dấu hàm sơ sài, lạc hậu hoặc kỹ thuật viên tay nghề còn non kém sẽ dễ dẫn đến tình trạng sai lệch kích thước mão sứ. Khi răng sứ được chế tác to hơn cùi răng sẽ khiến chúng không sát khít với nhau, tạo ra khe hở.

Răng sứ chất lượng kém

Việc sử dụng răng sứ kém chất lượng, trôi nổi luôn tiềm ẩn nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Các loại răng sứ kém chất lượng này khi phục hình sẽ gây kích ứng với cùi răng và nướu khiến chúng bị sưng tấy, viêm nhiễm. Khi tình trạng sưng viêm ngày càng nghiêm trọng thì răng sứ sẽ dần bị đẩy lên cao làm xuất hiện khe hở.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân sử dụng răng sứ kim loại thì sau một thời gian sẽ bị oxy hóa khiến răng sứ bị mài mòn; sau đó sẽ tuột khỏi trụ răng.

Keo dán sứ kém chất lượng

Vật liệu dán sứ cũng có khả năng gây tình trạng bọc răng sứ bị hở chân. Bởi nếu sử dụng keo dán sứ chất lượng kém hoặc keo dán quá ít thì sau thời gian ăn nhai, răng sứ sẽ bị hở, thậm chí có thể bị rơi ra ngoài.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Việc chăm sóc, giữ gìn sau khi bọc răng sứ cũng rất quan trọng. Nếu dùng lực chải răng quá mạnh, bàn chải quá cứng hoặc chải theo chiều ngang thì theo thời gian răng sứ sẽ bị hở nướu.

2. Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở

Bọc răng sứ bị hở là tình trạng khá phổ biến. Và chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu sau:
Vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu xuất hiện khe hở.
Cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài do nướu tụt dần xuống.
Cảm giác cộm cấn khi nhai hoặc đôi lúc cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh.
Thức ăn hay bị mắc vào khe hở gây cảm giác khó chịu.
Khi cảm nhận thấy hàm răng có những biến đổi thất thường hoặc những cơn đau nhức răng không rõ nguyên do bạn nên nhìn vào gương để kiểm tra thử. Nếu nhận thấy tình trạng phần chân răng bị hở sau khi bọc răng sứ thì nên tìm đến nha khoa đã thực hiện cho bạn hoặc lựa chọn nha khoa uy tín khác để khắc phục kịp thời. Khi để tình trạng diễn biến nặng hơn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe răng miệng.

3. Bọc răng sứ bị hở có ảnh hưởng gì không?

Bọc răng sứ bị hở là tình trạng không ai mong muốn cả. Bởi nếu không nhanh chóng khắc phục có thể sẽ gây ra nhiều tác hại cho bản thân. Điển hình là:

Nguy cơ mất răng thật

Mão sứ không sát khít với nướu, tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ mắc kẹt lại. Lâu ngày, không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Không điều trị kịp thời và dứt điểm, răng thật sẽ dần bị phá hủy; từ đó dẫn đến nguy cơ mất cả răng thật.

Gây đau nhức, hôi miệng

Khi răng sứ bị hở, thức ăn giắt lại sẽ gây nên tình trạng hôi miệng, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Đồng thời, việc nhồi nhét liên tục thức ăn vào khe hở sẽ khiến cùi răng bị tổn thương, gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai.

Làm mất thẩm mỹ nụ cười

Răng sứ bị hở ở những vị trí răng của sẽ khiến nụ cười trở nên thiếu tự nhiên do chân răng bị lộ ra. Ngoài ra, khi răng sứ tạo khoảng không với nướu khiến vi khuẩn tấn công gây sâu răng sẽ tạo ra viền nướu đen; từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của hàm răng, làm bạn trở nên thiếu tự tin khi cười nói.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Việc bọc răng sứ bị hở cũng sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai do bệnh nhân cảm thấy đau nhức, ê buốt mỗi khi nhai hoặc khi ăn uống đồ nóng, lạnh. Điều này làm giảm cảm giác ngon miệng và nảy sinh tình trạng lười nhai. Khi ăn uống gặp nhiều khó khăn, thức ăn không được nhai nhuyễn trước khi đưa xuống cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây ra một số bệnh như đau bao tử, đại tràng…

Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.