Share
Explore

[Giải đáp] Đối tượng bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một dịch vụ mà trong đó người mua có quyền được hưởng trợ cấp theo quy định trong hợp đồng, thông qua khoản đóng góp cho bản thân hoặc người thứ ba khi xuất hiện vấn đề. Mặc dù vậy, đối tượng được bảo hiểm trong mỗi loại hợp đồng sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết rõ đối tượng bảo hiểm là gì cũng như cách nhận diện đối tượng này, nhằm phòng ngừa tối thiểu rủi ro không mong muốn trong khi bồi thường bảo hiểm.

1. Đối tượng bảo hiểm là gì?

Đối tượng bảo hiểm là những người chịu rủi ro trực tiếp và có quyền được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện khách quan đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đó, các quyền lợi và hạn mức chi trả tương ứng theo điều khoản quy định cụ thể trong hợp đồng và được hai bên (dịch vụ bảo hiểm - người mua bảo hiểm) thỏa thuận.
doi-tuong-bao-hiem.jpg
Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và có quyền được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm

2. Hướng dẫn xác định đối tượng bảo hiểm theo quy định Pháp luật

Sau đây là 3 đối tượng bảo hiểm thường gặp, được quy định trong điều 31, luật Kinh doanh Bảo hiểm:

2.1 Đối tượng bảo hiểm con người

Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm bảo vệ gia đình hoặc cá nhân tránh khỏi những vấn đề về tài chính khi mang thai, gặp tai nạn, bệnh tật hay những sự cố không may xảy ra. Trong đó, đối tượng của hợp đồng hiểm con người là: tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.
Chúng ta chỉ có thể thực hiện mua bảo hiểm cho:
+ Bản thân người mua bảo hiểm + Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm + Anh, chị, em ruột của người mua bảo hiểm + Người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng + Người khác (nếu bên mua có quyền lợi có thể được bảo hiểm)
Hiện nay, bảo hiểm tai nạn - bệnh tật và bảo hiểm nhân thọ là 2 loại bảo hiểm con người phổ biến. Trong đó:
+ Bảo hiểm tai nạn - bệnh tật là dịch vụ bảo hiểm chi trả cho các khoản phí phát sinh trong khi điều trị và hồi phục sức khỏe sau sự cố bao gồm chi phí điều trị khẩn cấp, chi phí nằm viện, chi phí xét nghiệm chẩn đoán và chi phí chữa trị tại bệnh viện.
+ Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm bảo vệ con người trước những sự kiện không lường trước được liên quan đến sức khỏe, thân thể và tính mạng. Cụ thể là người tham gia bảo hiểm sẽ ký kết hợp đồng với bên công ty bảo hiểm, tiến hành đóng phí định kỳ theo quy định vào quỹ ngân sách và sẽ nhận khoản tiền chi trả nhất định, nếu gặp bất trắc hoặc đến ngày hết hạn hợp đồng.
>> Tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ:
doi-tuong-bao-hiem-la-gi.jpg
Đối tượng bảo hiểm con người là tuổi thọ, sức khỏe, tính mạng và tai nạn con người

2.2 Đối tượng bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm phi nhân thọ, một loại bảo hiểm cho đối tượng tài sản, được quy định tại điều 7 luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000. Theo đó, nếu tài sản của người mua bảo hiểm gặp sự cố, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường một khoản tiền nhất định cho tổn thất trong phạm vi bảo hiểm.
Cụ thể, đối tượng bảo hiểm tài sản là:
+ Vật có thực + Tiền + Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc… + Các quyền về tài sản như quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê, quyền trị giá bằng tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ…

2.3 Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm dành cho trách nhiệm dân sự của cá nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xuất hiện sự cố. Trách nhiệm dân sự là hậu quả mà chủ thể phải chịu trách nhiệm theo quy định của chế tài. Thông thường, trách nhiệm pháp lý gắn liền với tài sản và được áp dụng khi xảy ra vi phạm pháp luật dân sự, nhằm bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại.
Trong đó, trách nhiệm phát sinh được quy định trong luật dân sự là đối tượng bảo hiểm dân sự. Theo điều 307, mục 3, chương XVII, Bộ Luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.

3. Tại sao cần xác định đúng đối tượng bảo hiểm?

Sau đây là 3 ý nghĩa cơ bản về việc xác định đối tượng bảo hiểm mà bạn cần phải biết:
+ Mua bảo hiểm phù hợp: Mỗi loại hợp đồng sẽ tương ứng với một đối tượng bảo hiểm nhất định. Vì lẽ đó, bạn sẽ biết được loại hình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình khi xác định đúng đối tượng bảo hiểm.
+ Biết rõ quyền lợi của đối tượng bảo hiểm: Đối tượng bảo hiểm sẽ được gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng đó. Thông qua việc hiểu rõ đặc điểm đối tượng, bạn sẽ biết được quyền lợi mà mình sẽ nhận được khi đồng ý sở hữu hợp đồng. Đồng thời, thực hiện đúng với những quy định trong bảo hiểm để bản thân được bảo vệ tốt nhất.
+ Nắm vững quy định bồi thường của hợp đồng: Bồi thường bảo hiểm được hiểu là bù đắp những tổn thất hay thiệt hại do sự cố gây ra. Trong đó, liên quan trực tiếp đến quy định bồi thường chính là đối tượng bảo hiểm. Cụ thể, đối tượng phải đáp ứng điều kiện quy định trong hợp đồng, đảm bảo kê khai thông tin trung thực và không cố ý tạo dựng tai nạn thì bên dịch vụ bảo hiểm mới có thể chi trả bồi thường.
the-nao-la-doi-tuong-bao-hiem.jpg
Xác định đúng đối tượng bảo hiểm giúp bạn lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, hiểu rõ quyền lợi và quy cách bồi thường hợp đồng sau này
Nhìn chung, đối tượng bảo hiểm là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ càng đối tượng bảo hiểm là gì để tránh sai sót khi ký kết hợp đồng mua bảo hiểm với bên cung cấp dịch vụ. Qua đó, có được loại bảo hiểm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.