Khi bước sang tháng thứ 8 đã dần làm quen với các bữa ăn dặm và bắt đầu hứng thú với việc khám phá nhiều mùi vị, kết cấu thức ăn mới. Mặc dù sữa mẹ hay sữa công thức vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của bé, nhưng bữa ăn dặm ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Lúc này, cha mẹ nên tập trung vào việc thiết lập một thực đơn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để kích thích vị giác và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho con.
Ba mẹ nên lựa chọn được chia sẻ bên dưới!
1. Bé 8 tháng cần ăn những gì mỗi ngày?
Số bữa ăn: 2–3 bữa chính mỗi ngày, kèm theo 1–2 bữa phụ tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Sữa: Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính khoảng 500 đến 700 ml mỗi ngày.
Dạng thức ăn: Thức ăn cần có độ sệt hơn so với trước đó, mềm và sệt để trẻ luyện nhai thức ăn.
Nhóm dinh dưỡng quan trọng:
Tinh bột trong các món như cháo, khoai tây, yến mạch Chất đạm từ thịt gà, bò, cá hồi, trứng
Chất xơ – vitamin: rau xanh, cà rốt, bí đỏ, trái cây nghiền Các loại dầu như dầu oliu, dầu mè, dầu hạt lanh
2. Gợi ý các món ăn dặm bổ dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
2.1 Cháo gạo lứt nấu với thịt bò và cà rốt
Cách làm: Nấu cháo từ gạo lứt, sau đó cho thịt bò xay và cà rốt nghiền nấu cho đến khi các nguyên liệu mềm và hòa quyện. Công dụng: Cung cấp sắt và vitamin A hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch.
2.2 Cháo gà kết hợp cải bó xôi
Cách làm: Nấu cháo từ gạo, cho thịt gà và cải bó xôi xay nhuyễn khuấy đều. Công dụng: Thịt gà bổ sung protein và sắt, còn cải bó xôi bổ sung vitamin K và dưỡng chất cho xương.
2.3 Cháo cá hồi với bí đỏ
Cách làm: Nấu cháo từ cháo gạo nấu với cá hồi và bí đỏ nghiền khuấy đều cho đến khi nguyên liệu hòa quyện. Công dụng: Cá hồi chứa omega-3 phát triển trí não, bí đỏ tốt cho hệ miễn dịch và tim mạch.
2.4 Món yến mạch chuối nghiền cho bé
Cách làm: Nấu yến mạch với nước, sau đó cho chuối chín vào trộn đều khi đã chín. Công dụng: Yến mạch cung cấp chất xơ cho hệ tiêu hóa, chuối bổ sung kali và năng lượng.
2.5 Cháo đậu xanh khoai lang
Cách làm: Nấu cháo đậu xanh, thêm khoai lang nghiền vào cho các nguyên liệu hòa quyện. Công dụng: Đậu xanh cung cấp protein thực vật, chất xơ, khoai lang tăng cường sức đề kháng.
2.6 Lê hấp và nghiền nhuyễn
Cách làm: Lê hấp chín, sau đó nghiền và cho bé thưởng thức. Công dụng: Lê cung cấp chất xơ giúp tiêu hóa tốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp dạ dày bé nhẹ nhàng. 3. Các sai lầm hay gặp khi xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng
Cho bé ăn quá đặc hoặc giới thiệu nhiều món mới cùng lúc gây quá tải cho hệ tiêu hóa của bé, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nước hầm xương không đủ dinh dưỡng nếu không dùng phần cái, nước hầm không chứa nhiều dinh dưỡng như nhiều người nghĩ. Nêm muối, đường hoặc gia vị thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để xử lý các chất này. Ép bé ăn quá nhiều thức ăn dễ làm bé sợ ăn, gây tình trạng biếng ăn lâu dài.
4. Những lưu ý để bé 8 tháng ăn dặm hiệu quả
Phân chia khẩu phần ăn hợp lý cho bé quan sát sự phản ứng của bé với món ăn mới và các dấu hiệu no đói. Giới thiệu món mới theo nguyên tắc “1 món mới/3 ngày” giúp nhận ra bé có dị ứng với món ăn hay không. Nên ưu tiên nấu bữa ăn tươi hạn chế việc hâm lại thức ăn nhiều lần vì dễ mất chất.
Tạo không gian tích cực khi cho bé ăn vừa giao tiếp vừa cho bé ăn để bé cảm thấy thoải mái.
8 tháng tuổi là thời gian quan trọng để bé làm quen với mùi vị và kết cấu thức ăn. Hãy đồng hành cùng bé qua mỗi bữa ăn, tạo sự gắn kết và yêu thương. Một thực đơn đa dạng, cân bằng giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
>> Đọc thêm: