Share
Explore

Thực đơn cho bệnh nhân bệnh tim

Theo WTO, trung bình mỗi năm có gần 17,5 triệu người chết vì bệnh tim mạch. Thêm vào đó, bình quân cứ 2 giây lại có một người chết vì bệnh tim mạch, và cứ sau 5 giây lại có một người bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, lại ít ai biết rằng, bệnh này bên cạnh việc chữa thuốc, nó cũng hoàn toàn có thể kiểm soát nhờ vào một chế độ ăn uống lành mạnh. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý để xây dựng thực đơn ăn uống giúp kiểm soát căn bệnh tim mạch hiệu quả.
Những nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh tim
Kiểm soát lượng nạp vào
Nhiều người vẫn nghĩ rằng cần ăn nhiều mới đủ năng lượng để cơ thể hoạt động. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng chúng ta chỉ cần ăn vừa đủ lượng calo. Và việc ăn vừa đủ này cũng quan trọng không kém việc ta lựa chọn ăn gì và kiêng gì. Ngoài ra, khi ăn quá lượng thức ăn cơ thể cần mỗi ngày cũng sẽ làm bạn tăng cân. Và thừa cân chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Thông thường, một người nam giới trưởng thành cần khoảng 2.500 calo và nữ giới cần 2.000 calo để hoạt động bình thường. Do đó, bạn có thể cân nhắc tùy theo cân nặng của mình để có lượng calo nạp vào vừa đủ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Kiêng dầu mỡ, chất béo bão hòa
Dầu mỡ và chất béo bão hòa là kẻ thù của sức khỏe nói chung và của bệnh tim mạch nói riêng. Một số gợi ý giúp bạn có thể tránh dầu mỡ hiệu quả như:
Dùng các loại thịt nạc và hải sản thay cho thịt đỏ hoặc thịt mỡ.
Dùng các loại dầu ăn dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu mè,... thay cho dầu hoặc mỡ động vật để tránh những tác động lên tim mạch.
Dùng các sản phẩm ít béo (như các loại sữa, các loại sữa chua ít béo khi nấu ăn).
20200616_022535_982311_chat-beo-bao-hoa-kh.max-1800x1800.jpg
Hạn chế dầu mỡ từ động vật giúp cải thiện bệnh tim mạch hiệu quả
Giảm bớt độ mặn trong các món ăn
Không chỉ huyết áp, các món mặn mặn còn là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim mất kiểm soát, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy, việc gia giảm vị mặn trong các thực phẩm là điều rất cần thiết đối với người bị bệnh tim mạch. Một số gợi ý giúp bạn giảm độ mặn trong món ăn như: giảm dần muối trong các món ăn, sử dụng nước mắm giảm mặn thay cho nước mắm thông thường,...
Tăng cường rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây không những giàu chất xơ mà còn giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Đồng thời, rau xanh cũng là một trong những loại thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất, hỗ trợ nhanh no và chứa ít calo. Bạn có rất nhiều cách bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày như: các món salad, sinh tố, nước ép,... Lưu ý, nên dùng các thực phẩm tươi thay vì các sản phẩm sấy hoặc đóng hộp.
Ưu tiên nguồn tinh bột tốt
Tinh bột tốt hay còn gọi tinh bột hấp thu chậm. Trong tinh bột tốt có chứa glucose - một nhóm chất giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể nhưng không làm lượng đường huyết thay đột ngột. Nhóm tinh bột tốt này thường có trong các thực phẩm như: khoai lang, yến mạch, các loại đậu, các loại ngũ cốc, lúa mạch,...
carb.jpeg
Cần nạp tinh bột hấp thu chậm để cơ thể có năng lượng hoạt động nhưng không gây áp lực lên tim mạch
Chia sẻ bữa ăn mẫu cho bệnh nhân mắc bệnh tim
Sau khi hiểu rõ các nguyên tắc để xây dựng thực đơn cho người bị bệnh tim, bạn có thể tham khảo gợi ý thực đơn 1 ngày dưới đây và từ đó xây dựng thực đơn những ngày còn lại trong tuần để có một những bữa an lành mạnh, giúpcải thiện bệnh tim hiệu quả.
Bữa sáng:
Cháo ngũ cốc nấu thịt bằm
Bữa trưa:
Cơm trắng
Cá basa kho tộ
Rau củ luộc
Canh bí đao nấu thịt bằm
Bữa phụ:
Nước ép cà rốt
Bữa tối:
Cơm gạo lứt
Salad cá hồi
Canh chua tôm
Thịt xào bông cải
maxresdefault.jpeg
Một thực đơn dinh dưỡng cân bằng sẽ hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh tim mạch

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bệnh nhân mắc bệnh tim là chế độ chứa nhiều nguyên liệu lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng. Chế độ ăn uống này không chỉ giữ cân bằng cho tim mạch mà còn hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể được phục hồi tốt nhất. Từ đó, giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng và sức khỏe toàn diện. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:
Có thể bạn cũng quan tâm:


Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.