Thay đổi khẩu vị khi mang thai là một trạng thái thường thấy ở sản phụ. Bên cạnh một số người thích ăn chua hơn, cay hơn thì ăn mặn hơn cũng rất thường thấy. Tuy vậy, lại không nhiều người biết rằng việc sẽ làm hại đến cả mẹ và bé, thậm chí có thể gây ra những ngộ độc thai kỳ và những tác động tiêu cực về lâu dài. 1) Nguyên do phụ nữ thích ăn mặn khi mang thai
Trong nhiều nguyên do có thể làm cho người phụ nữ ăn mặn hơn khi mang thai có thể kể đến như:
Sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể: Việc mang thai làm cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là nội tiết tố - chất giúp điều tiết quá trình sinh học của cơ thể. Và những thay đổi này đã dẫn đến tình trạng thèm ăn, đặc biệt là các món ăn mặn. Thiếu các khoáng chất, trong đó có natri: Nếu các mẹ bầu trước khi mang thai có thói quen ăn uống thanh đạm, nhạt vị thì có thể cơ thể đang thiếu natri là khá cao. Do đó, khi mang thai, nhu cầu natri trong cơ thể tăng lên, tạo ra cảm giác thèm ăn mặn. Thói quen ăn mặn trước khi mang thai: Trái ngược với giải thích trên, thì những mẹ bầu có thói quen ăn mặn trước khi mang thai cũng cực kỳ tai hại. Vì khi có thai thường dẫn đến tình trạng nhạt miệng,... do đó, họ thường có xu hướng ăn mặn hơn để phù hợp khẩu vị.
Thay đổi nội tiết tố cơ thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ thường ăn mặn khi mang thai
2) Tại sao không nên ăn mặn khi mang thai
Trung bình, nhu cầu natri mỗi ngày của người bình thường là từ 1000-2000mg. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, với những mẹ bầu, con số họ nạp tăng từ gấp hai so với nhu cầu. Điều này sẽ dẫn đến dư lượng natri trong cơ thể và tất nhiên là để lại nhiều hậu quả đến không chỉ sản phụ, mà còn cả em bé.
Những tác hại đến mẹ bầu
Thay đổi trong tâm lý: mẹ bầu thường cảm thấy hồi hộp, cáu gắt hoặc buồn bực không rõ nguyên do thì có thể thay đổi lại chế độ ăn, xem các bữa ăn được sử dụng mỗi ngày có quá mặn hay không. Bởi khi mang thai, cơ thể bà mẹ đã tăng các vòng tuần hoàn để nuôi dưỡng em bé, kết hợp với việc ăn mặn sẽ dẫn đến gánh nặng rất lớn cho tim mạch của người mẹ. Do đó tạo nên các hiện tượng biến đổi trong tâm trạng và các cảm giác mệt mỏi đi kèm. Gây ra phù nề: Chứng phù nề xảy ra do lượng natri trong cơ thể quá cao, gây ra cơ thể trữ lại một lượng chất lỏng lớn để giảm trạng thái mất cân bằng. Nếu xảy ra lâu dài, không chỉ là phù ở tay, chân mà còn tạo ra những cơn đau nhức, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của thai sản. Huyết áp cao: hoặc còn gọi là chứng huyết áp thai kỳ, có thể dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và để lại nhiều vấn đề về tim mạch cho thai phụ về sau. Suy tim: Khi lượng natri trong máu tăng cao sẽ cần lượng lớn nước để làm loãng nó. Tuy nhiên, khi lượng chất lỏng tăng lên trong máu sẽ gây ra các áp lực cho hệ thống tim mạch và gây ra hiện tượng suy tim Sỏi thận: Không chỉ tim mạch mà thận cũng phải làm việc xuyên suốt nếu phụ nữ mang thai ăn mặn. Hậu quả là các căn bệnh như sỏi thận, suy thận, thận nhiễm mỡ,... cũng do đó phát sinh.
Ăn mặn khiến cơ thể tích nước và dẫn đến các hệ lụy như phù nề, huyết áp và tim mạch
Những tác hại đến em bé
Ảnh hưởng đến thận của thai nhi: thời gian đầu thai kỳ là lúc mà thận và cơ quan tiêu hóa của thai nhi bắt đầu phát triển. Do đó, việc ăn mặn sẽ để lại những hệ quả tiêu cực đến thận của em bé. Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non: Ngoài các hệ quả về tim mạch, huyết áp, ăn mặn khi mang thai còn làm giảm hệ miễn dịch của bà mẹ và tăng các nguy cơ sảy thai, sinh non. Ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi: I-ốt có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh phát triển bình thường. Tuy nhiên, dư hay thiếu i-ốt không phải là điều tốt. Đối với trường hợp nạp dư thừa lượng i-ốt so với nhu cầu, sẽ làm tăng nguy cơ động kinh, tăng động, hoặc các vấn đề tim mạch của thai nhi. 3) Cách giúp giảm ăn mặn cho thai phụ
Theo một nghiên cứu đã cho rằng, hầu hết nguyên nhân của việc tiêu thụ nhiều món ăn mặn hơn trong thai kỳ thường là vì dùng quá mức các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đã qua chế biến. Do đó, để tránh tiêu thụ nhiều muối, phụ nữ mang thai có thể thử các đề xuất như sau:
Ưu tiên dùng nhiều thực phẩm tươi: Thực phẩm tươi bao gồm rau củ quả, các loại trái cây hoặc các loại ngũ cốc. Chúng là nguồn thực phẩm vốn chứa ít natri, giàu chất xơ, rất tốt cho sức khỏe của sản phụ. Đồng thời, các loại thịt, cá, hải sản tươi sống cũng sẽ chứa ít muối hơn so với các loại thịt hộp hoặc các sản phẩm đã qua chế biến khác. Hạn chế dùng đồ nấu sẵn và tự nấu ăn ở nhà: Việc nấu ăn ở nhà sẽ giúp bạn dễ dàng đảm bảo lượng muối nạp vào cũng như các gia vị khác có trong khẩu phần ăn. Hơn nữa, nấu ăn tại nhà cũng giúp mẹ bầu nhận được chế độ dinh dưỡng phù hợp và có thể điều chỉnh theo mỗi cơ địa. Thay thế các gia vị khi nấu: Một phương thức giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết đó là thay thế các gia vị như đường, nước mắm, bột canh... thành các gia vị cho người ăn kiêng. Bạn có thể tìm hiểu các gia vị như đường bắp, đường cỏ ngọt hoặc nước mắm giảm mặn để giúp bữa ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe. Kiểm tra thông tin sản phẩm trước khi dùng: Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn không có nghĩa là bạn sẽ loại bỏ chúng hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng, tuy nhiên, cần kiểm tra thông tin dinh dưỡng trước khi lựa chọn. Cân nhắc và ưu tiên lựa chọn các thực phẩm không ảnh hưởng đến huyết áp hoặc các sản phẩm cho người cao huyết áp cũng sẽ giúp bạn gia giảm đáng kể lượng muối trong các thực phẩm.
Các gia vị cho người ăn kiêng như đường cỏ ngọt hoặc nước mắm giảm mặn là giải pháp hiệu quả giúp hạn chế vấn đề ăn mặn khi mang thai nhưng vẫn đảm bảo bữa ăn thơm ngon.
Từ những tác hại kể trên, chúng ta đều thấy rõ việc ăn mặn khi mang thai là thói quen không tốt, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì đó, thai phụ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh cũng như duy trì các bài tập hoặc hoạt động nhẹ để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng trong suốt thai kỳ.
>>> Nguồn tham khảo: