Skip to content
Gallery
Dịch vụ vận chuyển hàng không
Share
Explore
International Shipping

icon picker
THỦ TỤC XUẤT KHẨU TRÀ (CHÈ) SANG PAKISTAN

Hiện nay, chè Việt Nam đang được xuất sang hơn 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. 5 thị trường trọng điểm của chè Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc. Pakistan là thị trường xuất khẩu chính của chè Việt Nam.
Ước tính theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022 xuất khẩu chè đạt 12 nghìn tấn, trị giá 21 triệu USD, giảm 4% về lượng, nhưng tăng 0,8% về trị giá so với tháng 7/2022; tăng 16% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 78 nghìn tấn, trị giá 135 triệu USD, giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2022 ước đạt 1.7810 USD/tấn, tăng 56% so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.727,8 USD/tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tình trạng giãn cách xã hội do dịch bệnh bùng phát vào thời điểm tháng 8/2021 khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nhiều ngành hàng bị gián đoạn, trong đó có mặt hàng chè. Điều này dẫn tới lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2021 ở mức thấp. Vì vậy, lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2022 tăng rất mạnh so với tháng 8/2021, tuy nhiên vẫn giảm nhẹ về lượng, nhưng tăng về trị giá so với tháng 7/2022 do giá tăng.
Đáng chú ý, xuất khẩu chè tới thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Ả rập Xê –út tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm năm 2022. Tốc độ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu chè sang các thị trường này cho thấy chè của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn, khi các thị trường này đều là thị trường nhập khẩu chè lớn trên toàn cầu.
Ngoài các thị trường lớn như Pakistan, Hoa Kỳ, Ả rập Xê-út... chè Việt đang ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiếp theo bài viết, cùng tìm hiểu về ra nước ngoài cùng Legend Shipping nhé!
THỦ TỤC XUẤT KHẨU TRÀ CHÈ SANG PAKISTAN.png

Chính sách xuất khẩu

Mặt hàng trà (chè khô) thực hiện theo thủ tục xuất khẩu thông thường bởi sản phẩm không thuộc vào danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu nên không cần xin giấy phép xuất khẩu và cũng không nằm trong danh sách hàng hóa cấm xuất khẩu.

Thông thường, đối với mặt hàng trà (chè) xuất khẩu, thường sử dụng hình thức vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không là phổ biến.

Thuế xuất khẩu trà

Mã HS:
0902 - Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu.
090210 - Chè xanh
090230 - Chè đen
Cũng như những mặt hàng nông sản nói chung, chè được khuyến khích xuất khẩu. Vì vậy, trà (chè khô) là mặt hàng không có thuế VAT hàng xuất khẩu và không có thuế xuất khẩu

Hồ sơ xuất khẩu chè khô cần

- Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
- Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
- Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
- Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
- Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
- Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)

Thủ tục xuất khẩu chè khô

Khi làm thủ tục xuất khẩu chè khô, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.
Sẽ xảy ra 2 trường hợp khi bạn xuất khẩu chè khô như sau:

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch
Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.
Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu.
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp

Kiểm dịch thực vật trà (chè)

Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đăng ký kiểm dịch
- Hợp đồng, Bill of lading, Invoice, Packing list
- Mẫu của sản phẩm.
Doanh nghiệp truy cập trang web của chi cục kiểm dịch Thực Vật. thực hiện đăng kí theo các bước trên trang web của chi cục. nếu doanh nghiệp ở tại các địa phương khác ngoài thành phố Hồ Chí Minh, thì doanh nghiệp cần liên hệ chi cục kiểm dịch thực vật tại địa phương, hoặc có thể tiến hành đăng ký tại các cửa khẩu.

Các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Pakistan

Trong lệnh cấm nhập khẩu của Pakistan có các mặt hàng như điện thoại di động, hàng điện lạnh, trái cây và trái cây khô (trừ Afghanistan), giày, vali, túi xách, cá và cá đông lạnh, trái cây đã qua xử lý bảo quản, bàn ghế giường tủ, ô tô, ngô chế biến, nước quả, hóa phẩm toilet phòng tắm...

Nếu bạn đang có nhu cầu xuất khẩu lô chè ra nước ngoài nói riêng hoặc hàng nông sản nói chung, hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục hải quan thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với theo thông tin liên hệ dưới đây nhé!
>> Xem bài viết trước:
LEGEND INTERNATIONAL SHIPPING LTD
HEAD OFFICE:
260 Chu Van An Street, Ward 26, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel: 8428 35533596 (24lines)
Hotline 1: +84 934 132 356
Hotline 2: +84 949 935 340
Fax: 8428 35533509
Email: info@legend-shipping.com
HAI PHONG OFFICE:
No.3 Le Thanh Tong Street, May To Ward, Ngo Quyen District, Hai Phong City, Vietnam
Tel: 84225 3999679
Fax: 84225 3999569
Email: Lghp@legend-shipping.com


Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.