Ngày nay, việc sử dụng hợp đồng đào tạo dạy nghề để bảo đảm quyền lợi của học viên và trung tâm đào tạo nghề. Nhưng hợp đồng học nghề có được xác lập và đúng theo quy định của pháp luật hay không thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Dưới đây là các quy định về hợp đồng học nghề cũng như những thông tin liên quan để học viên và trung tâm dạy nghề có thể tham khảo thêm.
Hợp đồng học nghề là gì?
Học nghề là hình thức đào tạo nghề phổ biến ở nước ta. Đối với học nghề, pháp luật cũng như Bộ Lao động có những nội dung, phân loại,... rất đặc biệt về hợp đồng học nghề.
Dưới góc độ pháp lý, hợp đồng học nghề chính là văn bản minh chứng cho sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người học nghề (còn được gọi là học viên) và người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề. Định nghĩa này được trích trong quy định của Luật dạy nghề 2006.
Không giống như ngày trước, học nghề hiện nay cần được xác lập bằng hợp đồng học nghề. Điều này giúp học viên yên tâm về quyền lợi học tập cũng như giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và học viên cần tuân thủ quy chế của nhà trường.
Trường hợp nào cần giao kết hợp đồng dạy học nghề?
Thông thường, hợp đồng học nghề sẽ được giao kết trong một số trường hợp nhất định để bảo vệ quyền lợi của đôi bên, cụ thể như sau:
+ Học nghề trình độ sơ cấp.
+ Học nghề tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp.
+ Học nghề tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng học nghề được giao kết bởi người học nghề và trung tâm đào tạo nghề, còn được gọi là bên A và bên B.
Hợp đồng học nghề được giao kết trong một số trường hợp nhất định
Chính vì hợp đồng dạy nghề có tầm quan trọng nhất định với 2 bên liên đới nên các quy định về hợp đồng học nghề cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng và rõ ràng. Đê từ đó, bạn có thể lập được bản hợp đồng chuẩn và đúng pháp luật.
Hợp đồng học nghề có những nội dung gì?
Theo quy định, nội dung hợp đồng học nghề phải được được điểm đầy đủ thông tin của 2 bên giao kết hợp đồng cũng như quyền hạn và nghĩa vụ. Nhưng để biết cụ thể hợp đồng học nghề có những nội dung gì, bạn có thể tham khảo những hạng mục dưới đây:
+ Tên nghề học hay tên nghề đào tạo, kỹ năng nghề.
+ Địa điểm học và địa điểm thực tập.
+ Khoá học được hoàn thành trong thời gian bao lâu?
+ Mức học phí đóng để học nghề.
+ Vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường những gì?
Trong đó: Các thỏa thuận trong nội dung hợp đồng học nghề được được trái với pháp luật và đạo đức. Những nội dung trên sẽ được liệt kê theo từng điều khoản, lập thành 2 bản và mỗi bên giữ một bản.
Hợp đồng học nghề có thời hạn bao lâu?
Hợp đồng học nghề có thời hạn bao lâu? Đó là câu hỏi được nhiều người học nghề muốn tìm hiểu để đi đến quyết định có nên học nghề hay không. Thực tế, pháp luật không quy định về thời hạn học nghề. Điều này có nghĩa là trung tâm đào tạo nghề và học viên có thể tự thỏa thuận về vấn đề thời hạn học nghề.
Tuy nhiên, hợp đồng đào tạo nghề có thể bị vô hiệu với mức độ vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ.
+ Hợp đồng vô hiệu từng phần là khi có một hoặc một số nội dung trong hợp đồng bị trái theo quy định của pháp luật. Nhưng các điều khoản khác vẫn được giữ nguyên và có hiệu lực.
+ Hợp đồng học nghề vô hiệu toàn phần là khi hợp đồng có toàn bộ nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.
Hợp đồng học nghề được ký mấy lần?
Bên cạnh thời hạn học nghề, hợp đồng học nghề được ký mấy lần là điều mà nhiều bạn học viên thắc mắc. Bởi vì học viên cũng như trung tâm đào tạo nghề khi lập bản hợp đồng phải ký và giữ bản hợp đồng của mỗi bên.
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc hợp đồng học nghề được ký kết với số lần nhất định. Khi đó, học viên hay người học nghề có thể ký nhiều lần cho đến khi đủ điều kiện thèm theo. Việc giới hạn số lần ký tên chỉ áp dụng đối với hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động,...