Share
Explore

Chia sẻ những kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang

Thời gian gần đây, với nhu cầu ăn mặc và làm đẹp tăng cao, lĩnh vực thời trang trong nước có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy, kinh doanh shop quần áo đang là một lĩnh vực tiềm năng mà rất nhiều bạn trẻ muốn bắt tay vào. Mặc dù không còn mới lạ và không quá khó khăn với những người mới bắt đầu kinh doanh, nhưng đối diện với những khó khăn từ sự cạnh tranh mạnh mẽ, bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu mở shop quần áo. Bài viết bên dưới sẽ mách bạn kinh nghiệm kinh doanh quần áo mà bạn cần phải tham khảo, giúp biến ý tưởng kinh doanh của bạn trở thành hiện thực.

1. Tìm hiểu rõ thị trường, định rõ khách hàng mục tiêu trước khi bắt đầu kinh doanh shop quần áo

1.1. Đánh giá thị trường

Kinh doanh shop quần áo là lĩnh vực kinh doanh rất năng động và dễ thay đổi phụ thuộc vào các khoảng thời gian trong năm và theo xu hướng của khách hàng. Để bắt tay vào kinh doanh, đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu đối tượng trong thị trường bạn hướng đến đang tìm kiếm những sản phẩm như thế nào, họ đang hướng tới những phong cách quần áo và màu sắc ra sao? Do vậy, việc thực hiện một đánh giá thị trường trước khi bắt tay vào kinh doanh shop quần áo là một việc rất cần thiếtvà hỗ trợ bạn có được hướng đi đúng đắn cho bản thân.

1.2. Xác định phân khúc khách hàng cho mô hình shop quần áo

Số lượng người tiêu dùng trên thị trường là vô cùng nhiều, và mỗi nhóm khách hàng sẽ có một nhu cầu dùng sản phẩm khác nhau. Bởi vậy, bạn không nên quá tham lam, nhắm đến quá nhiều đối tượng người dùng mà thay vào đó nên định hướng một phân khúc khách hàng cụ thể để hướng tới. Đây là một bước rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược marketing, phong cách trang trí shop quần áo của bạn, cũng như số vốn bạn cần bỏ ra và nguồn hàng bạn phải nhập.
arturo-rey-5yP83RhaFGA-unsplash.jpg
Nên xác định khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh shop quần áo.

2. Phác thảo ý tưởng, kế hoạch kinh doanh shop quần áo của riêng bạn

2.1. Lên ý tưởng về sản phẩm và phong cách thời trang

Sau khi bạn đã xác định được phân khúc khách hàng mà bạn phải nhắm tới, bạn cần phải định hướng mục tiêu phát triển vào tương lai của cửa hàng mình là gì, và xác định được phong cách thời trang chính của mô hình shop quần áo. Việc định hướng phong cách rõ ràng như vậy sẽ giúp tạo thương hiệu cho shop quần áo của bạn, giúp khách hàng nhớ đến mỗi khi có nhu cầu mua sắm.

2.2. Đặt tên cho cửa hàng

Tên shop sẽ là thứ đầu tiên mà trong tương lai khách hàng của bạn sẽ nhìn thấy, vậy nên một cái tên hay và dễ nhớ sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Tên của cửa hàng sẽ chiếm phần quan trọng khi nhận diện thương hiệu, và hãy đảm bảo rằng cái tên mà bạn dự định sử dụng không bị giống với những cửa hàng đối thủ hoặc những thương hiệu khác.

3. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Các shop quần áo kinh doanh trước đó đã xây dựng được thương hiệu và có cho mình số lượng lượng khách hàng trung thành nhất định. Chính vì vậy nếu sản phẩm của bạn không nổi bật và tạo được dấu ấn riêng, bạn sẽ khó có thể có chỗ đứng trên thị trường và thậm chí là có thể phá sản. Do đó sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và xác định được thị trường bạn sẽ nhắm đến, bạn cần phải đánh giá sâu về các đối thủ kinh doanh trực tiếp và gián tiếp của bạn, như về sản phẩm, giá bán, thương hiệu,... và từ đó bạn có thể so sánh tìm ra điểm khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
becca-mchaffie-Fzde_6ITjkw-unsplash.jpg
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp so sánh tìm ra điểm khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh cho mô hình shop quần áo của bạn.

3.2. Dự tính chi phí kinh doanh shop quần áo cần bỏ ra

Bước quan trọng khi kinh doanh shop quần áo là phải dự tính số vốn cần bỏ ra. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh, phong cách bạn nhắm tới mà các chi phí này sẽ được dao động. Nhưng nhìn chung, khi bắt đầu kinh doanh shop quần áo, các chi phí cần phải cân nhắc có thể gồm có:
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng
Chi phí nhập hàng
Chi phí duy trì hoạt động
Chi phí dự phòng

3.3. Lựa vị trí kinh doanh phù hợp

Việc lựa địa điểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh shop quần áo của bạn, vậy nên khi chọn vị trí để kinh doanh shop quần áo, bạn cần phải suy xét các yếu tố sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Tuy nhiên có những quy tắc bạn cần phải ghi nhớ khi chọn vị trí kinh doanh shop quần áo:
Hãy mở cửa hàng ở những nơi gần trung tâm: những khu trung tâm thường tập trung nhiều cửa hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau, lưu lượng khách qua lại lớn. Do đó khi kinh doanh shop quần áo ở những vị trí này sẽ đạt kết quả tốt. Tuy nhiên nên phải cân nhắc đến yếu tố đối thủ kinh doanh như đã nói ở bên trên. Bạn vẫn có thể kinh doanh shop quần áo ở những nơi tập trung ít người ở chỉ cần bạn có một chiến lược marketing đủ tốt để có thể thu hút khách hàng đến với shop của bạn.
Chọn lựa vị trí ở nơi có cơ sở hạ tầng phù hợp: Sẽ tốn công vô ích nếu bạn bỏ ra nhiều thời gian và công sức để trang trí cửa hàng của mình nhưng nó lại không thể thu hút được khách hàng. Vậy nên, lựa chọn vị trí đặt cửa hàng hợp lý sẽ có thể làm nổi bật cửa hàng của bạn lên. Không những vậy, giao thông thuận tiện sẽ đảm bảo cho khách hàng dễ dàng ghé thăm cửa hàng của bạn để tham quan mua sắm.

3.4. Tìm kiếm nhà cung cấp thích hợp cho mô hình shop quần áo của bạn

Shop quần áo của bạn sẽ không thể kinh doanh thành công nếu nó không bán những mẫu quần áo đẹp, giá cả phù hợp, phù hợp được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hiện nay với sự tự do thương mại, bạn có thể tìm kiếm nguồn cung từ rất nhiều nơi cả trong nước và nước ngoài. Một nguồn cung mà hiện nay rất được ưa thích đó là nhập hàng từ Trung Quốc, hay cụ thể hơn là Taobao. Chỉ cần sử dụng Google Dịch và những thao tác đơn giản, bạn có thể đăng ký tài khoản và tìm được nguồn hàng chất lượng và phù hợp. Chưa kể bạn có thể lựa chọn nguồn cung từ các chợ đầu mối quần áo, hay nếu như bạn có đam mê thiết kế thì bạn có thể tự thiết kế sản phẩm cho cửa hàng của mình và đặt may ở những xưởng sản xuất chất lượng. Tuỳ thuộcvào mắt thẩm mĩ và định hướng phong cách cửa hàng mà bạn hãy lựa chọn nguồn cung phù hợp với mình nhé.

4. Trang trí, thiết kế cửa hàng

Khi khách hàng ghé mua sắm, họ không chỉ đến vì quần áo đẹp mà còn bị thu hút bởi cách thiết kế của cửa hàng. Một cửa hàng có cách trang trí ấn tượng có thể giúp làm tăng khả năng trở lại của khách hàng, vì vậy lên ý tưởng trang trí, thiết kế cửa hàng là bước vô cùng quan trọng khi kinh doanh shop quần áo. Khi trang trí một cửa hàng quần áo, nên dựa vào những gợi ý dưới đây:
Trưng bày sản phẩm vừa tầm mắt, để khách hàng dễ nhìn thấy hơn và đảm bảo sự thu hút khi người mua chỉ vừa liếc mắt tới.
Cửa hàng quần áo nên sử dụng các vật liệu có khả năng phản xạ ánh sáng tốt giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện.
Nên có sự thống nhất giữa phong cách thời trang mà sản phẩm hướng đến và cách trang trí của cửa hàng.
Hãy kết hợp màu sắc của ánh sáng trong cửa hàng với ánh sáng tự nhiên để mang đến hiệu ứng đặc biệt cho cửa hàng của bạn. Chẳng hạn như vào mùa đông bạn có thể sử dụng ánh sáng màu vàng để tạosự ấm cúng cho cửa hàng của bạn, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn.
Khu vực phòng thử đồ cần rộng rãi, đủ ánh sáng và đảm bảo tính riêng tư của từng phòng.
korie-cull-IzIME1jwjCY-unsplash.jpg
Cách thiết kế độc đáo sẽ giúp việc kinh doanh shop quần áo của bạn hiệu quả hơn.

5. Thực hiện các chiến dịch marketing cho shop

Những chiến lược marketing hoàn hảo sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn diễn ra thành công. Bạn có thể áp dụng mô hình 4P để thực hiện tiếp thị hiệu quả, bao gồm Sản phẩm (Product), Gía bán (Price), Quảng cáo (Promotion), Con người (People).

5.1. Sản phẩm

Sản phẩm mà bạn kinh doanh không chỉ đơn giản là quần áo bạn bán mà còn bao gồm thương hiệu, cách đóng gói và các chính sách hậu mãi. Hiện nay ngày càng có nhiều khách hàng cân nhắc đến vấn đề môi trường, vì thế bạn có thể sử dụng các túi giấy hoặc túi vải in tên của cửa hàng cũng sẽ là một cách để tiếp thị sản phẩm phù hợp.
jacek-dylag-jo8C9bt3uo8-unsplash.jpg
Sử dụng các túi giấy in logo cửa hàng sẽ là một chiến lược marketing sản phẩm hiệu quả cho việc kinh doanh shop quần áo

5.2. Giá bán

Khi bắt tay vào kinh doanh shop quần áo, bạn nên cân nhắc cẩn thận giá bán dựa trên giá gốc của sản phẩm và giá bán của đối thủ, từ đó mà đưa ra mức giá phù hợp, không được quá cao so với thị trường nhưng cũng cần chắc chắn đem lại lợi nhuận cho cửa hàng.

5.3. Quảng cáo

5.3.1. Quảng cáo truyền thống

Đây là một cách quảng cáo hiệu quả khi kinh doanh cửa hàng quần áo. Nếu bạn có một cửa hàng đẹp thì sẽ dễ dàng thu hút nhiều người mua tới tham quan mua sắm hơn. Không những thế, một kênh tiếp cận khách hàng cực kì hiệu quả chính là quảng cáo truyền miệng. Đây là hình thức quảng cáo hoàn toàn miễn phí nhưng mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể tận dụng các mối quen biết như người thân, bạn bè giới thiệu đến những người khác, nhưng quan trọng nhất chính là cần phải tập trung vào sản phẩm của mình, bởi khi khách hàng hài lòng với cửa hàng của bạn, họ sẽ giới thiệu thêm nhiều người đến mua sắm hơn.

5.3.2. Quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến

Bên cạnh kênh quảng cáo truyền thống, bạn có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, có thể nhắc đến như mạng xã hội, hoặc các công cụ tìm kiếm. Trong thời đại mà công nghệ phát triển như hiện nay, số lượng người dùng mạng ngày càng tăng, do vậy bạn đừng nên bỏ qua lượng khách hàng tiềm năng này.

5.4. Con người

Bao gồm nhân viên và khách hàng. Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh cửa hàng quần áo của bạn, vậy nên cần có các chính sách chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi để có thể tăng khả năng quay lại của khách hàng. Hơn nữa bạn cũng cần phải có kế hoạch đào tạo nhân viên phù hợp, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tiềm năng.
Ở trên là tổng hợp những cách kinh doanh quần áo mà bạn cần biết. Hi vọng rằng bài viết trên hữu ích với bạn và hỗ trợ bạn kinh doanh shop quần áo thành công.
Bài viết liên quan:



Want to print your doc?
This is not the way.
Try clicking the ⋯ next to your doc name or using a keyboard shortcut (
CtrlP
) instead.