Nhiều người nghĩ rằng để có thể tạo 1 website, bạn cần phải có kinh nghiệm về lập trình cũng như những kỹ năng nhất định khác. Tuy nhiên, hiện nay, ngay cả những người không có kiến thức gì về lập trình cũng có thể tự tạo cho mình một trang web. Tham khảo bài viết bên dưới để được hướng dẫn . 1. Bước 1: Xây dựng ý tưởng tạo trang web
Việc đầu tiên bạn cần làm khi muốn tạo một website là cần lên ý tưởng cho website của bạn. Định hướng đúng cho trang web sẽ giúp bạn kiếm tiền từ đó khi trang web của bạn đã đủ mạnh. Khi lên ý tưởng tạo website, bạn nên lưu ý đến các yếu tố sau đây:
1.1. Lựa chọn loại hình website thích hợp
Hiện nay, có rất nhiều loại website khác nhau phù hợp với đa dạng mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau. Và mỗi loại website sẽ có giao diện, cách thiết kế hay có đặc trưng riêng. Vì thế, để tạo 1 trang web, bạn cần phải xác định mục đích xây dựng trang web của mình là gì rồi từ đó lựa chọn loại hình website phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một trong số các loại hình website dưới đây:
Website thương mại điện tử: hay còn được biết đến là trang web bán hàng online. Website doanh nghiệp: dùng để xây dựng thương hiệu cho công ty Website giáo dục: dành cho các trường học, trung tâm giáo dục, hoặc những người muốn giảng dạy online hoặc bán tài liệu học tập,... Website tin tức, báo điện tử Website dạng landing page: được sử dụng chủ yếu để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay dùng cho các chương trình Marketing Website dạng blog: nơi để trao đổi kiến thức về một lĩnh vực nào đó, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng thương hiệu cá nhân
Khi đã xác định được mục tiêu ngay từ đầu, bạn sẽ dễ dàng tìm được các nền tảng phù hợp để xây dựng website và có được định hướng đúng đắn hơn cho các bước sau này
Bạn nên xác định mục đích xây dựng website của mình là gì rồi từ đó lựa chọn loại hình website phù hợp.
1.2. Xác định những tính năng mà trang web tích hợp
Sau khi đã lựa chọn được loại hình website phù hợp, bạn cần xác định rõ các chức năng mà website của mình cần tích hợp. Nếu bạn tạo một trang web bán hàng thời trang, trang web của bạn cần có các tính năng bán hàng hoặc thanh toán trực tuyến. Nhìn chung một trang web thường phải có các đặc trưng sau đây:
Trang web phải bảo mật tốt, tốc độ tải trang nhanh Trang web có trang quản trị dễ sử dụng
Trang web được tối ưu UI/UX Website dễ dàng được nâng cấp, bổ sung các tính năng theo nhu cầu sử dụng 2. Bước 2: Mua domain
Domain hay tên miền là địa chỉ của website hoạt động trên internet, được dùng để tìm kiếm trên trình duyệt để truy cập vào một trang web bất kỳ. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nếu website là ngôi nhà của bạn thì domain chính là địa chỉ nhà.
Để có thể đăng ký tên miền, bạn có thể làm theo quy trình sau:
Lên ý tưởng cho tên miền website Kiểm tra xem tên miền có khả dụng không Chọn tên miền tối ưu nhất Kiểm tra kỹ lại đơn hàng và thực hiện thanh toán Để có thể chọn được một tên miền hoàn hảo là không đơn giản, tuy nhiên bạn có thể cân nhắc một số lưu ý sau để việc đăng ký tên miền trở bớt phức tạp hơn:
Không nên đặt tên miền quá dài Nên đặt tên miền gắn liền với thương hiệu
Lựa chọn các tên miền mở rộng (.com, .net, .store, .tech, …) phù hợp với mục đích tạo trang web Tránh sử dụng số, các kí tự đặc biệt Domain là địa chỉ của trang web hoạt động trên internet
3. Bước 3: Mua web hosting
Nếu website là một ngôi nhà, tên miền là địa chỉ, thì hosting chính là mảnh đất của ngôi nhà đó. Do đó, tên miền và web hosting là 2 thứ không thể thiếu khi xây dựng một website. Web hosting là nơi lưu giữ tất cả trang web, thông tin, hình ảnh của website trên một máy chủ internet. Sau khi bạn mua web hosting, bạn cần phải kết nối tên miền đã đăng ký và hosting lại với nhau
Các tiêu chí bạn cần lưu ý khi lựa chọn và mua web hosting:
Số lượng website có thể kết nối với hosting
Chứng chỉ bảo mật SSL Dung lượng database của web hosting Trang quản trị thân thiện với người dùng Đội ngũ chăm sóc khách hàng thân thiện, chuyên nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp sự cố Tên miền và web hosting là 2 thứ không thể thiếu khi tạo một website
4. Bước 4: Lựa chọn nền tảng thích hợp và tạo website
Đây được coi là bước quan trọng nhất khi bạn xây dựng 1 trang web. Việc lựa chọn nền tảng website phù hợp có thể tác động đến hiệu quả và quá trình hoạt động của trang web của bạn sau này.
Các nền tảng được sử dụng nhiều mà bạn có thể cân nhắc gồm:
4.1. Tạo website với CMS
CMS là viết tắt của Content Management Systems - Hệ quản trị nội dung. Đây là công cụ thiết kế website và quản trị nội dung website phổ biến hiện nay. Những thương hiệu CMS phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến Wordpress, Drupal và Joomla. Đây đều là các CMS không mất phí và là mã nguồn mở, trong đó Wordpress được nhiều người sử dụng nhất nhờ tính mạnh mẽ, sự tiện dụng và linh hoạt của nó.
CMS là công cụ tạo website và quản trị nội dung website được dùng nhiều nhất hiện nay
4.2. Xây dựng trang web nhờ Website Builder
Vấn đề tự động hoá trong việc tạo một trang web đạt đến tầm cao mới khi có sự xuất hiện của Website Builder, hỗ trợ bạn tự mình tạo một trang web. So với CMS, Website Builder không thể tuỳ chỉnh nhiều bằng CMS, nhưng mặt khác, thiết kế website với website builder có tốc độ nhanh và hiệu quả cao, được coi là công cụ phù hợp cho những ai vừa bắt đầu học tạo website nhưng lại không có nhiều thời gian để nghiên cứu.
4.3. Tự tạo trang web bằng code
Bên cạnh những sự gợi ý bên trên, nếu bạn đã biết viết code hay có kinh nghiệm lập trình, bạn cũng có thể tự tạo một trang web từ số 0. Mặc dù tự code sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên bạn có thể cá nhân hoá vào bất cứ chức năng nào mà bạn muốn trang web của bạn sẽ có mà không cần phụ thuộc vào những nền tảng tạo web sẵn có.
Bạn có thể tự tạo một trang web từ số 0 nếu bạn có kiến thức về lập trình web.
5. Bước 5: Lập chiến lược phát triển trang web
5.1. Triển khai và phát triển chiến lược nội dung
Phụ thuộc vào từng lĩnh vực cũng như mục đích khi bạn tạo website mà cần có những chiến lược khác nhau. Ví dụ như khi bạn thiết kế trang web cho một doanh nghiệp, trang web của bạn cần có những phần như:
5.2. Thực hiện tiếp thị cho trang web
Sau khi website được hoàn thiện, bạn cần có các kế hoạch và chiến lược cụ thể để quảng bá hình ảnh cho trang web của bạn, tiếp cận nhiều người hơn:
Thực hiện tiếp thị trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, … Quảng bá, chia sẻ trang web của bạn lên các diễn đàn, forum. Chạy quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, … Thực hiện marketing offline qua báo chí, TV, … 5.3. Đánh giá hiệu quả của website
Để có thể phân tích hiệu quả của website, từ đó cải thiện và nâng cấp trang web, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như:
Công cụ nghiên cứu từ khoá: Google Keywords Planner, Spineditor, … Công cụ phân tích website: Google Tag Manager, Google Search Console, Google Analytics, … Công cụ tối ưu SEO onpage: SEOquake, Website Auditor, … Ngoài ra, còn rất nhiều công cụ phân tích khác, tuỳ thuộc vào mục đích của trang web mà bạn có thể lựa chọn các công cụ phân tích hiệu quả, phù hợp.
>> Tìm hiểu thêm: