Là ba mẹ, ai cũng mong con mình mau ăn chóng lớn và khỏe mạnh. Xuất phát từ điều đó, nhiều bậc phụ huynh đã dựa theo các lời khuyên cũng như nguyên tắc chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
1. Chọn thực phẩm
Trẻ em cần được đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sẽ dẫn đến việc trẻ dễ mắc các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất hoặc béo phì.
1.1 Chọn thực phẩm trẻ nhỏ 2-5 tuổi
Ở giai đoạn từ 2-5 tuổi, trẻ bắt đầu ăn những món mà bé thích và chán ăn các thức ăn không phù hợp với khẩu vị. Lớn hơn một chút, những trẻ ở giai đoạn từ 4-6 tuổi sẽ thích những món ăn mới lạ đặc biệt.
Trong độ tuổi này, bé cần được cung cấp những nhóm dinh dưỡng quan trọng để đảm bảo sức khoẻ như là: Đạm, chất béo omega- 3, các thực phẩm có chứa lợi khuẩn, rau củ để giúp phát triển não bộ của trẻ, tăng miễn dịch. Nên thay thế những loại dầu có chất béo bão hòa cao bằng những loại dầu có chất béo bão hoà thấp như dầu oliu, dầu hạt,... Và giảm thiểu tối đa các sản phẩm thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, các thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt,...
1.2 Chọn chế độ ăn cho trẻ lớn từ 6-15 tuổi
Với độ tuổi từ 6-15 tuổi, trẻ đang học tiểu học, trung học và chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì. Trẻ sẽ cần sử dụng nhiều calo hơn trong một ngày, do đó sẽ có nhu cầu ăn nhiều loại thức ăn hơn giai đoạn trước. Phụ huynh cần quan tâm, lựa chọn đúng loại thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu phát triển của trẻ em độ tuổi này
Cần lựa chọn đúng loại thực phẩm để giúp cho nhu cầu phát triển của trẻ Những bữa ăn nhẹ cũng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ vì nó cung cấp tới ⅓ lượng calorie nạp vào cơ thể trong ngày. cha mẹ nên thay thế các món ăn như snack, bánh ngọt, nước có ga… bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, sữa chua, phô mai,...
Để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ 6-15 tuổi, ba mẹ cần lưu ý theo các tiêu chí sau:
Muối, đường: Không được ăn quá 15g đường/ngày và không quá 4g muối/ngày Chất béo: Sử dụng các loại chất béo tốt có nguồn gốc từ các loại hạt như đậu nành, hướng dương, lạc, dầu oliu… Protein: Có trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, thủy hải sản, trứng, các loại đậu như đậu Sữa: Nên lựa chọn sữa và các loại chế phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo, có lượng canxi cao. Tinh bột: Nên sử dụng các thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo lượng dưỡng chất cho trẻ. Rau củ quả: Cho trẻ ăn các loại rau khác nhau, có màu sắc bắt mắt, kích thích thị giác của trẻ. Trái cây: Trái cây sẽ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho trẻ, có thể uống nước ép trái cây khi bé không thích ăn trái cây để thay thế. Nước: Mỗi ngày, trẻ cần được cung cấp trung bình từ 1.300-1.500 ml bao gồm cả nước, sữa, nước trái cây, bằng với 6-8 ly nước để cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. 2. Chọn đồ chơi cho bé
Đồ chơi là những món đồ yêu thích không thể thiếu của bé, giúp trẻ phát triển trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo. Phụ huynh cần quan tâm đến 3 tiêu chí như: chất liệu, màu sắc, tính ứng dụng khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ
Chăm sóc trẻ em hiệu quả hơn thông qua việc lựa chọn đồ chơi
Lựa chọn đồ chơi hợp lý giúp việc chăm sóc sức khỏe trẻ em trở nên tốt hơn. Cha mẹ nên lựa chọn những đồ chơi giúp khả năng sáng tạo và kích thích tư duy của trẻ như: Đồ chơi mô hình, đất nặn, đồ chơi lắp ráp, rubik, tranh ghép... Những món đồ chơi mang tính thể thao như bộ đồ chơi ném bóng rổ, bóng bàn,... giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, phát triển thể chất toàn diện.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên chú ý đến sở thích của trẻ để có thể lựa chọn cho trẻ món đồ chơi phù hợp với sở thích của bé nhé!
3. Môi trường sống
Môi trường được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, gồm có: Môi trường sinh hoạt, môi trường học tập, môi trường tâm lý... ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến môi trường sống xung quanh quanh trong việc chăm sóc trẻ em, để trẻ có thể lớn lên và phát triển một cách trọn vẹn.
Môi trường sinh hoạt: Trẻ cần sống trong một môi trường sống sạch sẽ, mát mẻ, nhiều cây xanh. cha mẹ cần giữ gìn môi trường sinh hoạt vệ sinh, trong lành, an toàn và lành mạnh nhất cho trẻ để quá trình phát triển của trẻ được diễn ra tốt nhất. Môi trường tâm lý: Môi trường tâm lý là nơi nuôi dưỡng tinh thần, hình thành cảm xúc cho trẻ, tác động trực tiếp đến tinh thần và tâm lý của trẻ. Vì thế, ba mẹ phải mang đến cho trẻ cảm giác hạnh phúc, một gia đình đong đầy yêu thương và gắn kết để nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tính cách lành mạnh trong trẻ. Môi trường học đường: Một môi trường mang tính giáo dục, không tệ nạn xã hội, không bị bảo hành… sẽ hình thành cho trẻ cả 2 mặt trí tuệ và đạo đức, giúp trẻ kết nối bạn bè , mở rộng nhiều kỹ năng giao tiếp, tương tác tốt hơn… 4. Dạy trẻ kỹ năng
Để chăm sóc sức khỏe trẻ em một cách toàn diện thì cha mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng cần thiết trong từng giai đoạn khác nhau:
Đối với trẻ 2-5 tuổi: kỹ năng vận động, kỹ năng đọc viết, biết giữ vệ sinh, dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong, biết cách gọi điện cầu cứu trong trường hợp cần thiết hoặc nguy hiểm, giúp đỡ ba mẹ việc nhà... Đối với trẻ 6-15 tuổi: tự vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, phụ giúp ba mẹ, học cách sử dụng các đồ dùng cơ bản như máy sấy tóc, tủ lạnh; tự bảo vệ bản thân; thoải mái khi giao tiếp với mọi người… Quan tâm và dạy các kỹ năng là điều quan trọng khi cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Trẻ em được ba mẹ yêu thương, dạy dỗ ngay từ bé sẽ giúp hình thành nhân cách, phát triển tư tưởng tốt hơn. Hy vọng từ những thông tin trên sẽ giúp cho các bậc bố mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ.
>>> Có thể bạn quan tâm: